KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC - THÔNG TIN KHOA - Cổng thông tin Đại Học Dược

KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC (01/10/2019)

​​

 
Anh nen.png 
 

1. Thông tin giao dịch của đơn vị

Tên: Quản lý và Kinh tế dược 

​​​​(tên Tiếng Anh: Department of Pharmaceutical Administration and Economics)

Điện thoại: 043.8248703                                 

Email: bm.qlktd@hup.edu.vn                 

Phụ trách đơn vị : PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

 Email: huongnguyenthanh@hup.edu.vn

 
2. Quá trình hình thành và phát triển

Ban đầu tiền thân Bộ môn có tên là Bộ môn Pháp chế - Y đức. Năm 1961 trường Đại học Y- Dược khoa Hà Nội được tách thành  trường  Đại học Y khoa Hà Nội và trường Đại học Dược khoa Hà Nội theo quyết định số 

828/BYT/QĐ của Bộ Y tế, theo đó Bộ  môn Tổ chức dược chính và dụng cụ y học (gọi tắt là Bộ môn Tổ chức và dụng cụ ) được thành lập lại theo quyết định số 71/YD/TCCB ngày 15/04/ 1961. Năm 1963 do nhu cầu và nội dung giảng dạy, Bộ môn Tổ chức và dụng cụ được đổi tên thành Bộ môn Dược chính bảo quản theo quyết định số 243/YD – TCCB ngày 16/ 09/1963. Ngày 26/12/1966 Bộ y tế ra quyết định số 1060 BYT/QĐ quy định tổ chức bộ máy của trường Đại học dược khoa Hà nội  trong đó có Bộ môn Dược chính bảo quản. 

Từ năm 1975 trở lại đây, ngành Dược được xác định là ngành kinh tế kỹ thuật và một trong những mục tiêu đào tạo cơ bản cho dược sĩ là nâng cao kỹ năng thực hành Quản lý & Kinh tế dược. Năm 1990 Bộ môn được đổi tên thành Tổ chức Kinh tế dược và Bảo quản  theo QĐ số 139/DHN – QĐ-TC ngày 09/05/1990. Ngày 13 tháng 08 năm 2001, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược với các nội dung và chương trình giảng dạy đã được phát triển và hoàn thiện theo mục tiêu đào tạo này

 

3. Các hình thức thi đua khen thưởng đã đạt được

Danh hiệu thi đua:

Năm học

Danh hiệu thi đua

Số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định

2007-2008

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 2345/QĐ-BYT ngày 30/6/2009 của Bộ Y tế

2008-2009

TT Lao động tiên tiến

QĐ số 409/QĐ-DHN ngày 10/9/2009 của Trường Đại học Dược Hà Nội.

2009-2010

TT Lao động xuất sắc

QĐ số  929/QĐ-BYT ngày 31/3/2011 của Bộ Y tế

2010-2011

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 441/QĐ-BYT ngày 15/02/2012 của Bộ Y tế

2011-2012

TT Lao động tiên tiến

QĐ số 401/QĐ-DHN ngày 30/7/2012 của Trường Đại học Dược Hà Nội.

2012-2013

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 202/QĐ-BYT ngày 16/01/2014 của Bộ Y tế

2013-2014

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 5148/QĐ-BYT ngày 12/12/2014 của Bộ Y tế

2014-2015

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 5594/QĐ-BYT ngày 30/12/2015 của Bộ Y tế

2015-2016

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 6262/QĐ-BYT ngày 20/10/2016 của Bộ Y tế

2016-2017

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 4785/QĐ-BYT ngày 24/10/2017 của Bộ Y tế

2017-2018

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 6227/QĐ-BYT ngày 16/10/2018 của Bộ Y tế

2018-2019

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 4476/QĐ-BYT ngày 30/9/2019 của Bộ Y tế

2019-2020

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 04/QĐ-BYT ngày 4/1/2021 của Bộ Y tế

 

Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định

2005

Bằng khen của Bộ y tế

Số 631/QĐ-BYT ngày 14/3/2005 của Bộ y tế

2007

Bằng khen của Thủ tướng CP

Số 688/QĐ-TTg ngày 7/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2011

Bằng khen của Bộ y tế

Số 3381/QĐ-BYT ngày 16/9/2011 của Bộ y tế

2015

Bằng khen của Bộ y tế

Số 5053/QĐ-BYT ngày 27/11/2015 của Bộ y tế

2017

Bằng khen của Bộ y tế

Số 4998/QĐ-BYT ngày 03/11/2017 của Bộ y tế

2019

Bằng khen của Bộ y tế

Số 4474/QĐ- BYT ngày 30/9/2019 của Bộ y tế

 

 ​

4.    Các hoạt động nổi bật

Về giảng dạy

Hệ đại học

Trong 5 năm qua (2016-2020) cùng với sự đổi mới giảng dạy trong nhà trường về loại hình đào tạo và định hướng chuyên ngành, Bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã thường xuyên rà soát và cập nhật nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy và lượng giá nhằm đáp ứng mục đích đào tạo và nhiệm vụ của người dược sĩ trong thời kỳ hội nhập, Bộ môn đã triển khai giảng dạy cho sinh viên hệ đại học (chính quy, bằng hai), sinh viên đại học định hướng chuyên ngành Quản lý và kinh tế dược với các môn học chung phục vụ trong quản lý dược gồm: Quản lý học đại cương, Pháp chế luật đại cương và các quy định trong ngành dược, Dịch tễ dược cơ bản, Dược xã hội học; một số môn học phục vụ cho định hướng chuyên ngành Quản lý và kinh tế dược gồm: Kinh tế dược, Quản lý cung ứng thuốc, Quản trị doanh nghiệp dược, Dược cộng đồng, Marketing dược, Dịch tễ dược trong nghiên cứu cộng đồng, Thực hành tốt cung ứng thuốc (GDP, GSP, GPP).

Từ năm 2014 đến nay, Bộ môn đã áp dụng phương pháp lượng giá môn học bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính nhằm đánh giá sinh viên chính xác, công bằng và lượng giá toàn bộ chương trình đào tạo. Bộ môn thường xuyên rà soát chương trình và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm,

Giảng dạy một số chuyên đề tự chọn giúp sinh viên bổ sung kiến thức hoặc kỹ năng phục vụ công việc sau tốt nghiệp như: Khởi nghiệp, Đấu thầu thuốc và áp dụng thực hiện tại doanh nghiệp dược…

Triển khai giảng dạy cho sinh viên Thái Lan.

Giảng dạy sau đại học:

Trong 5 năm qua (2016-2020) Bộ môn quản lý và kinh tế Dược đã tham gia giảng dạy cho các đối tượng sau đại học gồm có: các lớp cao học từ khóa 20 đến khóa 24 cho đối tượng chung và chuyên ngành Tổ chức quản lý dược, mỗi năm khoảng 20 học viên chuyên ngành và 80 học viên cao học chung.

Giảng dạy các môn chung và chuyên ngành Tổ chức quản lý dược cho các học viên chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Mỗi năm chuyên ngành tuyển mới 2-3 nghiên cứu sinh. Tính đến năm 2020 bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã đào tạo 17 tiến sĩ.

 

Về nghiên cứu khoa học:

Bộ môn đã tiến hành nghiên cứu và đã được nghiệm thu nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở và các hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ. Trong 5 năm học (2016-2020), Bộ môn đã hướng dẫn sinh viên và học viên thực hiện và bảo vệ thành công 70 khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, trên 150 luận văn dược sĩ chuyên khoa, trên 80 luận văn thạc sĩ dược học và hướng dẫn 6 luận án tiến sĩ. Các công trình nghiên cứu khoa học này đều có tính ứng dụng cho việc hoạch định, xây dựng chính sách của ngành Dược và ngành Y tế.

 

5.    Trưởng bộ môn và phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ

​Trưởng bộ môn/phụ trách bộ môn qua các thời kỳ

 

DS. Trương Xuân Nam 

1961-1972

GS. Ngô Gia Trúc

1972-1977

DSCKII.NGƯT. Phạm Tiếp 

1977-1992

PGS.TS. NGƯT. Nguyễn Thành Đô

1992-1999

PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng 

1999-2008

PGS.TS.NGƯT. Lê Viết Hùng

2008-2012

PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

2012-2013

GS.TS.NGƯT. Nguyễn Thanh Bình

2013-2020

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

                2020-nay​

 

 

Phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ

 

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng

(1994-1999)

PGS.TS. Lê Viết Hùng

(1999-2008)

PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

(2008-2012)

PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Hương

TS. Đỗ Xuân Thắng

(2012- đến nay)

(2015- 2017)

  

 ​

 

 

6.    Các giảng viên 

 ​

 
 
 
 
Co Huong.JPG                                             536T2 (3).JPG
 
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương                            GS.TS. NGUT Nguyễn Thanh Bình
 
 
 
Phụ trách bộ môn                                             Chủ tịch Hội đồng trường
 


Co Ha.jpg
 PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Giảng viên
 


TS. Trần Thị Lan Anh
 
Giảng viên


536T2 (16).JPG
 ThS. Nguyễn Phương Thúy
Giảng viên


 

 

TS. Đỗ Xuân Thắng
Giảng viên kiêm nhiệm



Lien-2.jpg
TS. Lã Thị Quỳnh Liên
Giảng viên



ThS. Nguyễn Vĩnh Nam
Giảng viên



 
 
 
 

Duong.jpg

Th.S. Vũ Thuỳ Dương
Giảng viên kiêm nhiệm




TS. Phạm Nữ Hạnh Vân
Giảng viên

ThS. Lê Thu Thủy
Giảng viên

 
 
 
ThS. Nguyễn Phương Chi
 
Giảng viên
DS. Kiều T Tuyết Mai
Giảng viên 


 
 
tuan   8(3x4).JPG
 


 

 ThS.Dương Viết Tuấn
Giảng viên


 

 


 
    
 
 





                     DS. Vũ Thị Ánh
 
                      Kỹ thuật viên chính
 
 
 
 

7.    Chức năng nhiệm vụ của đơn vị

CHỨC NĂNG:

Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Quản lý và Kinh tế Dược, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.

NHIỆM VỤ

Hoạt động đào tạo

Giảng dạy các môn học theo nội dung, chất lượng, tiến độ trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường

Đề xuất, biên soạn và biên soạn lại các chương trình, giáo trình, bài giảng, sách/tài liệu tham khảo liên quan đến Kinh tế và Quản lý Dược theo phân công của Nhà trường hoặc tự xây dựng theo yêu cầu phát triển ngành và nhu cầu xã hội.

Tổ chức đánh giá việc học tập của sinh viên, bao gồm: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá, lưu trữ theo quy định của Nhà trường.

Cập nhật, đổi mới và đào tạo nhân lực về phương pháp dạy - học và đánh giá.

Hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên đại học; luận văn tốt nghiệp cho học viên chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2, thạc sỹ; luận án tiến sĩ chuyên ngành; hướng dẫn sinh viên viết tiểu luận. Giúp đỡ sinh viên trong học tập.

Đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của Nhà trường.

Đào tạo liên tục và đào tạo theo nhu cầu theo kế hoạch của Nhà trường.

Hoạt động khoa học công nghệ

Đăng ký triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp Bộ và cấp tương đương, các chương trình dự án trong nước và quốc tế. Tham gia các Hội nghị khoa học cấp trường, Hội nghị trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực Quản lý và Kinh tế dược. Kết hợp tốt nghiên cứu khoa học và đào tạo;

Triển khai hoạt động sinh viên thực nghiệm khoa học cho các sinh viên;

Gắn bộ môn với doanh nghiệp, các cơ sở y tế…triển khai các đề tài khoa học;

Tham gia nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về chuyên môn thuộc lĩnh vực tổ chức quản lý Dược, lĩnh vực chung của trường, của ngành như xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn cho Bộ môn, phương hướng phát triển của trường, của ngành.

Nhiệm vụ khác

Đề xuất, xây dựng theo phân công mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của Nhà trường, ngành trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của Bộ môn;

Tham gia phản biện xã hội các chương trình phát triển ngành và kinh tế - xã hội liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Bộ môn;

Tham gia rèn luyện sinh viên theo yêu cầu đào tạo toàn diện và đào tạo nhân tài theo yêu cầu, quy định của Nhà trường và ngành;

Tham gia công tác tuyển sinh, các công tác khác theo yêu cầu của Nhà trường.

 

8. Phân công nhiệm vụ trong đơn vị

Trưởng bộ môn

Điều hành  hoạt động của Bộ môn (đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý). Xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch hoạt động của Bộ môn.

Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Hiệu trưởng về hoạt động của Bộ môn, chịu sự quản lý và chỉ đạo của BGH.

Tham mưu cho BGH, đề xuất việc đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật CBVC trong Bộ môn

Phối hợp hoạt động với các đơn vị, tổ chức đoàn thể khác trong Trường.

Quản lý CBVC, tài sản, tài chính của Bộ môn theo quy định.

 

Phó trưởng bộ môn

Giúp trưởng Bộ môn quản lý, điều hành các mặt hoạt động của Bộ môn.

Được ủy quyền quản lý khi Trưởng bộ môn vắng mặt.

Thực hiện công tác giáo vụ/ đảm bảo chất lượng.

 

Giảng viên

Thực hiện nhiệm vụ giảng viên theo qui định: số giờ giảng và giờ NCKH chuẩn. Mỗi giảng viên có nhiệm vụ phấn đấu để giảng lý thuyết toàn bộ giáo trình của tổ môn. Tham gia hoặc chủ trì các đề tài NCKH từ cấp cơ sở trở lên.. Được đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường và yêu cầu học thuật của bộ môn.

 

Kỹ thuật viên

Hướng dẫn thực tập cho các hệ đào tạo.

Phối hợp với giáo tài Bộ môn và nghiên cứu viên để quản lý (dự trù, xuất, nhập, đề xuất, khai thác, hướng dẫn sử dụng, bảo quản...) hóa chất, trang, thiết bị, dụng cụ thực tập của Bộ môn.

Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp​

Thực hiện các nhiệm vụ giáo tài bộ môn: Quản lý (dự trù, xuất, nhập, đề xuất, khai thác, hướng dẫn sử dụng, bảo quản...) trang thiết bị, dụng cụ thực tập và nghiên cứu của Bộ môn.​

 

 ​

Các tin đã đưa ngày: