BỘ MÔN BÀO CHẾ
1. Thông tin giao dịch của đơn vị
Tên:
|
Bộ môn
Bào Chế
|
Tên
tiếng Anh:
|
Department
of Pharmaceutics
|
Điện
thoại:
|
|
Fax
|
Không
có
|
Email:
|
bmbaoche@hup.edu.vn
|
Website:
|
Không
có
|
Phó trưởng, phụ trách Bộ môn:
|
PGS.
TS. Vũ Thị Thu Giang
|
Email:
|
giangvtt@hup.edu.vn
|
2. Quá trình hình thành và phát triển
Bộ môn có tiền thân là Bộ môn Bào Chế - Hóa Sinh (Chaire de Pharmacie et de Chimie Biologique) được Toàn Quyền Đông Dương ký sắc lệnh cho phép thành lập năm 1935 trong Trường Y Dược Đông Dương. Năm 1955, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Y Tế đã có quyết định thành lập bộ môn Bào Chế trong Trường Đại học Y Dược khoa Hà Nội. DS. Huỳnh Quang Đại tốt nghiệp Dược sĩ hạng nhất năm 1944 làm Chủ nhiệm bộ môn đầu tiên. Đến ngày 26 tháng 12 năm 1966, Bộ Y tế ra quyết định số 1060-BYT/QĐ về việc thành lập Bộ môn Bào chế của Trường Đại học Dược khoa.
Một số thành tích nổi bật
Sau hơn 55 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ giảng viên, kỹ thuật viên của Bộ môn Bào Chế, những con người luôn tâm huyết vì sự nghiệp đào tạo của ngành Dược đã thực sự đoàn kết, gắn bó, tôn trọng giúp đỡ nhau, phát huy được sức mạnh và trí tuệ tập thể, không ngừng học tập, phấn đấu vương lên nên tập thể Bộ môn luôn hoàn thành nhiệm vụ và đạt được nhiều thành tích.
Từ đầu những năm 90 Bộ môn đã chủ động tiếp cận, lồng ghép "Bào chế quy ước" với "Bào chế hiện đại"; các nội dung giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Bộ môn được tiếp cận theo hướng "thiết kế công thức" để đưa ra hoặc lựa chọn được chế phẩm thuốc có độ ổn định. Những tiến bộ về sinh dược học bào chế, về công nghệ bào chế hiện đại đã và đang được Bộ môn cập nhật thường xuyên, phù hợp với xu hướng phát triển bào chế học hiện đại trên thế giới và bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành Dược trong nước.
3. Các hình thức thi đua khen thưởng đã đạt được
·
Hình thức khen thưởng:
Năm
|
Hình thức khen thưởng
|
Số, ngày, tháng, năm
của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
|
1975
|
Huân chương Lao động hạng Ba
|
|
2004
|
Huân chương Lao động hạng Ba
|
Số 966/2004/QĐ-CTN ngày 13/12/2004 của CTN
|
1972-1984
|
Cờ thi đua đạt đanh hiệu Tổ lao động Xã Hội Chủ Nghĩa 12 năm liền
|
|
2008
|
Bằng khen của Thủ tướng CP
|
Số 756/QĐ-TTg ngày 17/6/2008 của Thủ tướng chính phủ
|
2014
|
Bằng khen của thủ tướng chính phủ
|
Số 470/QĐ-TTg ngày 2/4/2014
|
2000
|
Bằng khen của Bộ Y Tế
|
|
2004
|
Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục
|
|
2005
|
Bằng khen của Bộ Y tế
|
Số 631/QĐ-BYT ngày 14/3/2005 của Bộ Y tế
|
2006
|
Bằng khen của Bộ Y tế
|
Số 4932/QĐ-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ Y tế
|
2009
|
Bằng khen của Bộ Y tế
|
Số 915/QĐ-BYT ngày 20/3/2009 của Bộ Y tế
|
2011
|
Bằng khen của Bộ Y tế
|
Số 3381/QĐ-BYT ngày 16/9/2011 của Bộ Y tế
|
2017 |
Bằng khen của Bộ Y tế |
|
·
Danh hiệu thi đua:
Năm
|
Danh hiệu thi đua
|
Số, ngày, tháng, năm
của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
|
2006-2007
|
TT Lao động xuất sắc
|
QĐ số 2329/QĐ-BYT ngày
30/6/2008 của Bộ Y tế
|
2007-2008
|
TT Lao động xuất sắc
|
QĐ số 2345/QĐ-BYT ngày
30/6/2009 của Bộ Y tế
|
2009-2010
|
TT Lao động xuất sắc
|
QĐ số 929/QĐ-BYT ngày
31/3/2011 của Bộ Y tế
|
2010-2011
|
TT Lao động xuất sắc
|
QĐ số 441/QĐ-BYT ngày
15/02/2012 của Bộ Y tế
|
2011-2012
|
TT Lao động xuất sắc
|
QĐ số 581/QĐ-BYT ngày 20/02/2012 của Bộ Y tế
|
2013-2014
|
TT Lao động xuất sắc
|
QĐ số 5148/QĐ-BYT ngày 12/12/2014 của Bộ Y tế
|
2016-2017 |
TT Lao động xuất sắc |
|
2017-2018 |
TT Lao động xuất sắc |
|
2019-2020 |
TT Lao động xuất sắc |
|
4. Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn qua các thời kỳ
Trưởng bộ môn qua các thời kỳ:
DS. NGND. Huỳnh Quang Đại (12/1956 - 1977)
GS. TS. NGƯT.
Võ Xuân Minh (1997 - 08/2008)
|
GS. VS. NGƯT. Đặng Thị Hồng Vân (1977-– 04/1991)
PGS. TS. NGƯT. Nguyễn Đăng Hòa (10/2008 - 11/2015)
|
PGS. NGƯT. Đỗ Minh (02/1995 - 12/1995)
GS. TS. NGƯT.
Phạm Thị Minh Huệ
(12/2015 – 10/2020)
|
|
|
Phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ:
PGS.TS. Lê Văn Truyền |
03/1985 – 02/1986 |
PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng |
09/1995 – 09/2005 |
PGS. TS. Nguyễn Văn Long |
02/2004 – 08/2008 |
TS. Nguyễn Trần Linh
|
01/2012 – Hiện tại
|
PGS. TS. Vũ Thị Thu Giang |
06/2016 – Hiện tại |
5. Cán bộ, viên chức hiện nay
PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa |
Nguyên Trưởng Bộ môn |
GS. TS. Phạm Thị Minh Huệ |
Nguyên Trưởng Bộ môn |
TS. Nguyễn Trần Linh |
Phó trưởng Bộ môn |
PGS. TS. Vũ Thị Thu Giang |
Phó trưởng, phụ trách Bộ môn
|
PGS. TS. Nguyễn Thạch Tùng |
Giảng viên cao cấp |
TS. Trần Thị Hải Yến |
Giảng viên |
TS. Nguyễn Thị Mai Anh |
Giảng viên chính |
TS. Phạm Bảo Tùng |
Giảng viên |
TS. Dương Thị Hồng Ánh
|
Giảng viên |
ThS. Nguyễn Văn Lâm
|
Giảng viên
|
TS. Đào Minh Huy
|
Giảng viên |
DS. Vũ Ngọc Mai
|
Giảng viên |
DS. Nguyễn Thị Yên
|
Kỹ thuật viên chính
|
DS. Bùi Văn Thuấn
|
Kỹ thuật viên chính
|
DS. Nguyễn Tiến Đạt
|
Kỹ thuật viên chính
|
ThS. Nguyễn Cảnh Hưng |
Giảng viên |
DS. Trần Thị Thoa |
Kỹ thuật viên chính
|
PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa
Nguyên Trưởng Bộ môn |
GS. TS. Phạm Thị Minh Huệ
Nguyễn Trưởng Bộ môn |
TS. Nguyễn Trần Linh
Nguyên Phó trưởng Bộ môn |
PGS. TS. Vũ Thị Thu Giang
Phó trưởng, phụ trách Bộ môn |
TS. Nguyễn Thị Mai Anh
Giảng viên chính |
PGS. TS. Nguyễn Thạch Tùng
Giảng viên cao cấp
|
TS. Phạm Bảo Tùng
Giảng viên |
TS. Dương Thị Hồng Ánh
Giảng viên |
ThS. Nguyễn Văn Lâm
Giảng viên
|
ThS. Nguyễn Cảnh Hưng
Giảng viên
|
TS. Đào Minh Huy
Giảng viên |
ThS. Vũ Ngọc Mai
Giảng viên |
PGS. TS. Trần Thị Hải Yến
Giảng viên |
DS. Nguyễn Tiến Đạt Kỹ thuật viên chính
|
DS. Nguyễn Thị Yên Kỹ thuật viên chính
|
DS. Bùi Văn Thuấn Kỹ thuật viên chính
|
DS. Trần Thị Thoa Kỹ thuật viên chính
|
|
|
|
|
|
|
6. Chức năng nhiệm vụ được giao
6.1.Chức năng
Bộ môn Bào chế có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc và mỹ phẩm, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn về Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc và mỹ phẩm. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.
6.2. Nhiệm vụ
* Hoạt động đào tạo
Các môn học được phân công giảng dạy:
- Sinh dược học bào chế; Bào chế hiện đại; Các chuyên đề bào chế hiện đại cho hệ đào tạo: Sau đại học (cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II, đào tạo lại, nghiên cứu sinh).
- Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Kỹ thuật bào chế, Mỹ phẩm, chuyên đề bào chế, chuyên đề GMP cho hệ đào tạo: Đại học, liên thông, văn bằng hai, cao đẳng.
- Bào chế cho hệ đào tạo: Trung cấp chính quy, trung cấp tại chức.
* Nhiệm vụ:
- Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các hệ đào tạo.
- Đề xuất, biên soạn, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập, bài giảng liên quan đến các môn học của bộ môn.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ trong chương trình, kế hoạch đã được nhà trường phê duyệt.
- Hướng dẫn chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.
- Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Tổ chức dự giờ giảng của giảng viên, lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên.
- Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá đảm bảo chính xác khách quan, tin cậy và khả thi; quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.
-Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.
* Hoạt động khoa học công nghệ
- Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì đề tài khoa học phù hợp với phương hướng học thuật của bộ môn.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn kể cả kỹ thuật viên tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt. Phối hợp nghiên cứu khoa học với các bộ môn trong trường, ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của các đơn vị khác. Kết hợp nghiên cứu khoa học với hướng dẫn các đề tài khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp.
- Tổ chức hội nghị khoa học của bộ môn, tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học của trường, trong nước và nước ngoài. Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất theo kế hoạch của nhà trường.
* Nhiệm vụ khác
- Tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường, của ngành.
- Tạo điều kiện cho giảng viên ký và thực hiện các hợp đồng chuyên gia tư vấn về Bào chế với các đơn vị trong ngành.
- Tham gia các hoạt động đoàn thể, các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
7. Phân công nhiệm vụ CBVC trong đơn vị
7.1. Trưởng Bộ môn
- Điều hành các mặt hoạt động của Bộ môn (đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý). Xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch hoạt động của Bộ môn.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Hiệu trưởng về hoạt động của Bộ môn, chịu sự quản lý và chỉ đạo của BGH.
- Tham mưu cho BGH, đề xuất việc đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật CBVC trong Bộ môn
- Phối hợp hoạt động với các đơn vị, tổ chức đoàn thể khác trong Trường.
- Quản lý CBVC, tài sản, tài chính của Bộ môn theo quy định.
7.2. Phó trưởng Bộ môn 1
- Giúp trưởng Bộ môn quản lý, điều hành các mặt hoạt động của Bộ môn.
- Được ủy quyền quản lý khi Trưởng bộ môn vắng mặt.
- Thực hiện công tác giáo vụ đại học.
7.3. Phó trưởng Bộ môn 2
- Giúp trưởng Bộ môn quản lý, điều hành các mặt hoạt động của Bộ môn.
- Thực hiện công tác giáo vụ sau đại học.
7.4. Giáo tài Bộ môn
- Quản lý (dự trù, xuất, nhập, đề xuất, khai thác, hướng dẫn sử dụng, bảo quản...) hóa chất, trang, thiết bị, dụng cụ thực tập và nghiên cứu của Bộ môn.
7.5. Giảng viên
- Giảng dạy các hệ đào tạo theo sự phân công của Bộ môn.
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
7.6. Nghiên cứu viên
- Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
- Phối hợp với giáo tài Bộ môn để quản lý, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng các trang, thiết bị ở Bộ môn.
- Hướng dẫn thực tập khi có yêu cầu.
7.7. Kỹ thuật viên
- Hướng dẫn thực tập cho các hệ đào tạo.
- Phối hợp với giáo tài Bộ môn và nghiên cứu viên để quản lý (dự trù, xuất, nhập, đề xuất, khai thác, hướng dẫn sử dụng, bảo quản...) hóa chất, trang, thiết bị, dụng cụ thực tập của Bộ môn.
- Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.