Quá trình hình thành và phát triển - Giới thiệu - Cổng thông tin Đại Học Dược

Quá trình hình thành và phát triển (25/06/2014)

Bộ môn có tiền thân là Bộ môn Bào Chế - Hóa Sinh (Chaire de Pharmacie et de Chimie Biologique) được Toàn Quyền Đông Dương ký sắc lệnh cho phép thành lập năm 1935 trong Trường Y Dược Đông Dương. Năm 1955, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Y Tế đã có quyết định thành lập Bộ môn Bào Chế trong Trường Đại học Y Dược khoa Hà Nội. DS. Huỳnh Quang Đại tốt nghiệp Dược sĩ hạng nhất năm 1944 làm Chủ nhiệm Bộ môn đầu tiên. Đến ngày 26 tháng 12 năm 1966, Bộ Y tế ra quyết định số 1060-BYT/QĐ về việc thành lập Bộ môn Bào chế của Trường Đại học Dược khoa.

 

MỘT SỐ THÀNH TÍCH NỔI BẬT:

Sau hơn 55 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ giảng viên, kỹ thuật viên của Bộ môn Bào Chế, những con người luôn tâm huyết vì sự nghiệp đào tạo của ngành Dược đã thực sự đoàn kết, gắn bó, tôn trọng giúp đỡ nhau, phát huy được sức mạnh và trí tuệ tập thể, không ngừng học tập, phấn đấu vương lên nên tập thể Bộ môn luôn hoàn thành nhiệm vụ và đạt được nhiều thành tích:

 

Về học thuật:

Từ đầu những năm 90 Bộ môn đã chủ động tiếp cận, lồng ghép “Bào chế quy ước” với “Bào chế hiện đại”; các nội dung giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Bộ môn được tiếp cận theo hướng “thiết kế công thức” để đưa ra hoặc lựa chọn được chế phẩm thuốc có độ ổn định. Những tiến bộ về sinh dược học bào chế, về công nghệ bào chế hiện đại đã và đang được Bộ môn cập nhật thường xuyên, phù hợp với xu hướng phát triển bào chế học hiện đại trên thế giới và bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành Dược trong nước.

 

Sách và giáo trình đã xuất bản:

1.      Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, tập 1, NXB Y học, 1973

2.      Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, tập 2, NXB Y học, 1976

3.      Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, tập 3, NXB Y học, 1978

4.      Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, tập 1, NXB Y học, 1989

5.      Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, tập 2, NXB Y học, 1991

6.      Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1, Trường Đại học Dược Hà Nội, 1997

7.      Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 2, Trường Đại học Dược Hà Nội, 1997

8.      Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, NXB Y học, 1998

9.      Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 1, NXB Y học, 2002

10.    Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 2, NXB Y học, 2002

11.    Thực tập bào chế. Trường Đại học Dược Hà Nội, 2002

12.    Sinh dược học bào chế, NXB Y học, 2004&2008

13.    Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, NXB Y học, 2005

14.    Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2005

15.    Thực tập bào chế, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2012

16.    Kỹ thuật nano và liposome ứng dụng trong dược phẩm – mỹ phẩm, NXB Y học, 2013

 

Hướng dẫn công trình tốt nghiệp:

Các giảng viên của Bộ môn đã trực tiếp hướng dẫn công trình tốt nghiệp cho các sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và Bào chế:

o   Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ (1961-2013):                394

o   Luận văn dược sĩ chuyên khoa II (1975-1984):          14

o   Luận văn thạc sĩ (1996-2013):                                       95

o   Luận án tiến sĩ (1980-2013):                                          20

 

Nghiên cứu khoa học:

Số đề tài NCKH các cấp do giảng viên của Bộ môn chủ trì đã được nghiệm thu và ứng dụng vào sản xuất là:

o   6 đề tài NCKH nhánh cấp Nhà nước (1986-2004)

o   14 đề tài NCKH cấp Bộ (1971-2010)

o   4 đề tài cấp trường (2008-2010)

o  10 đề tài NCKH đã được triển khai vào sản xuất tại một số công ty dược

Đã có trên 320 lượt bài báo của các giảng viên trong Bộ môn đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

 

Các giảng viên của Bộ môn được phong học hàm:

1.      Đặng Thị Hồng Vân, giáo sư (1984)

2.      Võ Xuân Minh, giáo sư (2006)

3.      Phạm Thị Minh Huệ, giáo sư (2018)

4.      Đỗ Minh, phó giáo sư (1984)

5.      Phạm Ngọc Bùng, phó giáo sư (2002)

6.      Nguyễn Văn Long, phó giáo sư (2002)

7.      Nguyễn Đăng Hòa, phó giáo sư (2007)

8.      Vũ Thị Thu Giang, phó giáo sư (2018)​


Các tin liên quan

Các tin đã đưa ngày: