Thông tin Bộ môn - THÔNG TIN ĐƠN VỊ - Cổng thông tin Đại Học Dược

Thông tin Bộ môn (27/01/2016)

 
1. Thông tin Bộ môn
Tên: Bộ Môn Ngoại ngữ
Tên tiếng Anh:  Department of Foreign Languages
            Điện thoại:0439330773                           Fax: Không có
            Email: bmngoaingu@hup.edu.vn            Website: Không có
            Trưởng/Phụ trách đơn vị: Ths. Nguyễn Thị  Thanh Vân
            Email: thanhvannguyen.hup@gmail.com
2. Quá trình hình thành và phát triển
            Được thành lập từ giữa những năm 1960 với tư cách là một bộ môn trong Khoa Dược khi tách ra từ trường Đại học Y-Dược Đông dương rồi trở thành trường Đại học Dược Hà nội ngày nay, trải qua bao giai đoạn lịch sử cùng các bộ môn và phòng ban khác trong nhà trường, Bộ môn Ngoại ngữ đã phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để luôn  hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nửa đầu những năm 1990, đi theo xu hướng chung của cả nước, Bộ môn Ngoại ngữ đã chuyển từ giảng dạy tiếng Nga, Pháp sang giảng dạy tiếng Anh. Nhiều giáo viên tiếng Nga đã tích cực vượt qua khó khăn để hoàn chỉnh kiến thức  tiếng Anh  và có thể tiếp tục đảm nhiệm được nhiệm vụ giảng dạy cũng như những nhiệm vụ khác mà nhà trường giao cho.
Các hình thức thi đua khen thưởng đã đạt được
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2013
- Bằng khen của Bộ Y tế năm  2006 &  2010
- Bằng khen của Trường Đại học Dược năm 2005, 2006, 2009,2009 và 2010
3. Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn qua các thời kỳ
Trưởng/Phụ trách Bộ môn qua các thời kỳ:                                 
 
Ông Đỗ Lê Chung
(1988 - 1993)
 
Bà Nguyễn Ngọc Mỹ
(2000- 2006)
 
Bà Nguyễn Đỗ Thu Hoài
(2010 – 1/5/2017)


ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân
      (01/ 05/2017 - nay)

Phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ:
CN. Nguyễn Thị Hồng Mai                       20002006
Ths. Nguyễn Thị Thanh Vân                     01/2012 – Hiện tại

4. Cán bộ, viên chức hiện nay
Ths. Nguyễn Thị Thanh Vân                     Trưởng  Bộ môn
ThS. Trịnh Thị Thanh Xuân                       Giảng viên
ThS​. Vũ Thị Nhung                                    Giảng viên
CN. Lê Tố Hương                                      Giảng viên
ThS. Nguyễn Vân Anh                               Giảng viên
 
 

 Trưởng Bộ môn
Th.s. Nguyễn Thị Thanh Vân
 

Giảng viên
ThS. Vũ Thị Nhung
 Giảng viên
ThS. Nguyễn Vân Anh​




 Giảng viên
CN. Lê Tố Hương

Anh the 4x6.jpg
Giảng viên
Th.s. Trịnh Thị Thanh Xuân​ 

 
 
5. Chức năng nhiệm vụ được giao

5.1   Chức năng

Bộ môn Ngoại ngữ có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học Ngoại ngữ, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Tổ chức các cuộc thi Olympic ngoại ngữ trong nhà trường và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.

5.2   Nhiệm vụ

1. Hoạt động đào tạo:
* Các môn học được phân công giảng dạy:
- Tiếng Anh chuyên ngành cho hệ đào tạo: Cao học, chuyên khoa 1,2.
- Ngoại ngữ cho hệ đào tạo: Đại học chính quy, liên thông.
* Chương trình và giáo trình:
- Xây dựng chương trình chi tiết cho các môn học, học phần được phân công.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: phân công cán bộ giảng dạy, đảm bảo chất lượng đào tạo, tiến độ giảng dạy .
- Biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá.
- Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ của các cán bộ trong bộ môn để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao chất lượng.
* Kiểm tra, thi và đánh giá:
- Tổ chức kiểm tra định kỳ, ra đề và chấm thi hết học phần theo đúng yêu cầu đó đăng ký trong chương trình chi tiết.
- Tổ chức xây dựng bộ test phục vụ đánh giá kết quả học tập của học viên một cách thường xuyên, liên tục cập nhật bộ test để tiến tới xây dựng ngân hàng đề thi và kiểm tra.
- Đảm bảo các nội dung đánh giá phù hợp với nôi dung giảng dạy và phân loại được người học.
- Quản lý và lưu trữ tốt kết quả học tập của học viên.
* Đảm bảo và tăng cường chất lượng đào tạo.
- Xây dựng phương hướng học thuật cho môn học. Đẩy mạnh triển khai việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, có tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng.
- Thống nhất nội dung giảng dạy để đảm bảo mọi đối tượng học viên đều được cung cấp các nội dung kiến thức cơ bản như nhau trong cùng một năm học.
- Nội dung giảng dạy phải luôn được cập nhật các kiến thức mới phù hợp với sự phát triển của thực tế và phải được thống nhất trong toàn bộ mụn.
- Tạo điều kiện để học viên có nhiều cơ hội rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.
- Quản lý tốt tiến độ giảng dạy, phân công giảng dạy phù hợp với năng lực của các giảng viên.
- Theo dõi việc học tập của học viên theo đúng các qui định của nhà trường và qui chế đào tạo.
- Tổ chức các cuộc thi Olympic ngoại ngữ cho sinh viên trong trường.
2. Hoạt động khoa học công nghệ:
- Đăng ký và triển khai đề tài nghiên cứu khoa học. Tổ chức sinh hoạt khoa học.
- Tham gia hội nghị khoa học trong và ngoài trường, mở rộng hợp tác khoa học với các đơn vị bạn. Kết hợp tốt nghiên cứu khoa học và đào tạo.
3. Nhiệm vụ khác:
- Xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường của ngành trong từng giai đoạn.
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
6. Phân công nhiệm vụ CBVC trong đơn vị
6.1. Trưởng/ Phụ trách Bộ môn
-          Giao ban bộ môn thường xuyên, tối thiểu 1 tuần/lần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức giảng dạy. Phân công quản lý theo mảng công việc.
-          Có kế hoạch phân công giảng dạy cụ thể, theo dõi tiến độ thực hiện. Các giảng viên phải chấp hành các qui định hiện hành của nhà nước, nhà trường; có trách nhiệm thực hiện tốt và đúng tiến độ nhiệm vụ được phân công.
-          Xây dựng và phát triển phương hướng học thuật, quy hoạch phát triển dài hạn của bộ môn, xây dựng bộ môn vững mạnh về mọi mặt.
-          Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức của bộ môn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ngoại ngữ, tin học... Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của bộ môn.
-          Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, bộ môn.
6.2. Phó trưởng Bộ môn
-          Tham gia công tác quản lý bộ môn.
-           Thay mặt trưởng bộ môn tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động chung của Bộ môn khi được uỷ quyền.
-          Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được phân công của bộ môn
-           Tham gia coi thi, ra đề thi, kiểm tra, chấm bài kiểm tra, bài thi hết môn, hết học phần và tuyển sinh các hệ.
-          Tham gia biên soạn và viết giáo trình phục vụ công tác đào tạo của Bộ môn. Tham gia các công tác khác theo phân công cụ thể của nhà trường và trưởng bộ môn
-          Thực hiện công tác giáo vụ sau đại học.
6.3. Giáo vụ Bộ môn
-          Là đầu mối liên hệ giữa Bộ môn và Phòng Đào tạo về các công tác liên quan đến giảng dạy và tiến trình giảng dạy. Quản lý điểm kiểm tra, điểm thi hết học phần các học phần do Bộ môn phụ trách. Bảo quản bài thi hết học phần theo quy định của nhà trường. Trực tiếp lập kế hoạch phân công, chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo với lãnh đạo bộ môn về công tác giảng dạy các học phần
-          Giao đề thi, nhận và quản lý bài thi hết học phần sau mỗi lần thi.
-          Tổ chức chấm bài kiểm tra định kỳ, bài thi hết học phần các học phần do Bộ môn phụ trách theo quy định của nhà trường và quy trình chấm thi chung của Bộ môn.
-           Theo dõi và thống kê giờ giảng của Bộ môn và từng giảng viên trong Bộ môn.
-          Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được phân công của bộ môn. Tham gia ra đề thi, kiểm tra, chấm bài kiểm tra, bài thi hết môn, hết học phần và tuyển sinh các hệ.
-          Tham gia biên soạn và viết giáo trình phục vụ công tác đào tạo của Bộ môn.
-          Tham gia các công tác khác theo phân công cụ thể của nhà trường và trưởng bộ môn..
6.4. Giáo tài Bộ môn                  
-          Quản lý sử dụng và tổ chức bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị của Bộ môn.
-          Tư vấn cho Trưởng Bộ môn về dự trù trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy của Bộ môn
6.5. Giảng viên
-          Giảng dạy các hệ đào tạo theo sự phân công của Bộ môn.
-          Nghiên cứu khoa học, dịch và biên dịch trang web, tài liệu của nhà trường.
-          Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Các tin đã đưa ngày: