Đồng thời, PGS Tuấn cũng trình bày về tiềm năng làm thuốc của họ Lan bao gồm:
+ Nghiên cứu về thành phần hoá học, gồm có các nhóm chất: Alcaloid, flavonoid, coumarin, tinh dầu…
+ Nghiên cứu về tác dụng sinh học: Chống dị ứng, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hoá, chống huyết khối, độc tố.
+ Sử dụng trong thực phẩm và y học cổ truyền: Thực phẩm (rau ăn), kích thích tình dục, bổ dưỡng, đau lưng, rối loạn máu, chữa nhọt, chữa bỏng, ho, cảm, đau họng, vết cắt tổn thương, giảm đau, tiêu chảy, gãy / trật khớp, đau tai, sốt, phụ khoa, đau đầu, khó tiêu, bệnh về gan, bệnh sốt rét, đau cơ, rối loạn thần kinh, chảy máu mũi, mụn nhọt, thuốc xổ, rối loạn hô hấp, thấp khớp, tổn thương da, rắn cắn, đau dạ dày, bệnh lao, rối loạn tiết niệu, nhiễm giun, vết thương, sử dụng thú y.