Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ Toàn cầu tài trợ (Giai đoạn 2012-2016) - Tóm tắt các kết quả chính
(24/01/2017)
1. Thông tin chung về dự án:
Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế
do Quỹ Toàn cầu tài trợ (Giai đoạn 2012-2016)
-
Bộ Y tế và 15 tỉnh: Hà Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng
Tháp, An Giang và Sóc Trăng.
- Trường Đại học Dược Hà Nội và các
Đơn vị cảnh giác dược ở 63 tỉnh thành phố.
- Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung
ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp Hồ Chí Minh và 61 Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh/thành
phố.
Bộ Y tế
Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-4-62732273; Fax: 84-4-62732217
- Ban Quản lý dự án, Bộ Y tế
Địa chỉ: Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-4-3231440; Fax: 84-4-38463056
- Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương
- Trường Đại học Dược Hà Nội
- Sở Y tế và BQLDA 15 tỉnh dự án
5 năm (từ 01/01/2012 đến 31/12/2016)
Tổng vốn dự án:
86.986.150 USD, trong đó:
-
Vốn
ODA (do Quỹ Toàn cầu tài trợ): 86.636.150 USD
-
Vốn đối ứng: 7.153.000.000 VNĐ (tương đương 350.000 USD)
Tổng vốn dự án giai
đoạn 1 (2012-2013): 39.913.575 USD
Tổng vốn dự án giai
đoạn 2 (2014-2016): 24.753.825 USD
ODA không hoàn lại
1. Tăng cường hệ thống chăm sóc sức
khỏe cơ bản thông qua tăng cường năng lực cho hệ thống y tế và nâng cấp cơ sở vật
chất cho cơ sở y tế dự phòng tuyến huyện và xã.
2. Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất
lượng thuốc ở Việt Nam thông qua qua việc thiết lập hệ thống cảnh giác Dược Quốc
Gia.
3. Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất
lượng thuốc ở Việt Nam thông qua tăng cường hệ thống quản lý chất lượng thuốc.
2. Hợp phần 2.1: Tăng cường các hoạt
động cảnh giác dược.
2.1. Mục tiêu:
1.
Nâng cao năng lực thể chế và kiện toàn các văn bản
pháp quy
2.
Phát triển hệ thống báo cáo tự nguyện và phản hồi quốc
gia
3.
Phát triển chương trình theo dõi ADR trong các
chương trình y tế mục tiêu Quốc Gia (Lao, Sốt Rét, HIV/AIDS)
2.2. Một số kết quả chính:
- Chỉ số tác động:
Năm 2012, kết quả nghiên cứu trên 16 bệnh viện trong toàn
quốc cho thấy tỷ lệ DRP dẫn đến nhập viện ở Việt Nam là 3.4%.
Trong năm 2016, tỷ lệ này là 2,2%. Như vậy, sau giai đoạn 1 và 2 đã cho thấy tỷ lệ nhập viện do DRP có xu hướng giảm. Kết
quả này đã đạt 118.5% so với kế hoạch đề ra.
- Chỉ số kết quả:
Năm 2012 cho thấy, một nghiên cứu trên 16
bệnh viện toàn quốc cho thấy tỷ lệ báo cáo được xử trí phù hợp đạt 23% - số báo cáo ADR được hoàn thiện đầy đủ chính xác thông tin
Tới
năm 2014, tỷ lệ này là 33,2%. Như vậy so với chỉ tiêu đặt ra thì dự án đã hoàn thành 100%.
Năm 2016, tỷ lệ báo cáo được hoàn
thiện đày đủ đạt 68,8%, hoàn thành
160% so với kế hoạch.
- Chỉ số đầu ra:
Trong năm 2016, Tổng số
báo cáo ADR Trung tâm DI&ADR Quốc gia và Trung tâm DI&ADR khu vực TP Hồ
Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý tính đến ngày 15/11/2016 là 9.912 báo cáo (đạt
108,1 báo cáo/1 triệu dân). Trong đó, 8.562 báo cáo ADR được gửi từ các cơ sở
khám, chữa bệnh và 1406 báo cáo ADR nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm (trong đó có 56 báo cáo trùng với
báo cáo từ các cơ sở khám, chữa bệnh).. So với mục tiêu cam kết trong năm 2016
(85 báo cáo/1 triệu dân) thì dự án đã hoàn thành vượt chỉ tiêu, đạt 127,1% so với
kế hoạch.
Số lượng phản hồi cho các cá nhân
báo cáo là 5990 báo cáo, tương đương 60,4%. Nếu so với mục tiêu cam kết trong
năm 2016 (phản hồi được 60% số báo cáo) thì dự án đã đạt chỉ tiêu cam kết, đạt
100,7 % so với kế hoạch.
Các chỉ số cam kết của dự án được
thể hiện theo các biểu đồ sau:
Theo
kết quả ở Hình 1, số lượng báo cáo năm 2016 đã tăng cao hơn gấp 3 lần so với cả
năm 2012. Qua hơn 4 năm triển khai dự án
(2012 - 2016) ta có thể thấy được tác động của dự án lên số lượng báo cáo ADR
hàng năm. Từ năm 2003 tới năm 2011, số lượng báo cáo có tăng nhưng không đáng kể,
và xu hướng tăng không rõ rệt. Tuy nhiên từ khi bắt đầu triển khai dự án, số lượng
báo cáo đã có chuyển biến rõ rệt, tăng rất mạnh vào những năm đầu của dự án
(2012 - 2014). Tới giai đoạn 2015 - 2016, số báo cáo có tăng, tuy nhiên tốc độ
đã giảm nhiều so với những năm trước.
Hình 2 cho thấy số lượng báo cáo có
tăng tăng với tốc độ chậm từ năm 2010 tới 2012, và mạnh từ năm 2012 - 2014.
Giai đoạn 2014 - 2016, số báo cáo có tăng nhưng đã chậm lại, tuy nhiên tốc độ vẫn
cao hơn so với giai đoạn 2010 - 2012. Đối với các tỉnh trong vùng dự án, tốc độ
tăng gần giống với tốc độ của cả nước, tuy nhiên giai đoạn 2014 - 2016 gần như
đi ngang, tăng không đáng kể. Nếu so sánh với các tỉnh ngoài dự án, các tỉnh
trong dự án luôn giữ một khoảng cách rất xa.
Để có được kết quả này, dự án đã nhắm tới các biện pháp chủ
chốt nhằm hỗ trợ cho các tỉnh/đơn vị trực thuộc dự án như:
1.
Dự án đã hoàn thiện xong khung pháp lý
liên quan tới cảnh giác Dược "Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược".
Văn bản này đã góp phần củng cố hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động Cảnh
giác Dược tại Việt Nam.
2.
Đào tạo về cảnh giác Dược: trong thời
gian qua, dự án đã thực hiện nhiều lớp tập huấn ở nhiều tỉnh/thành phố thuộc dự
án. Nội dung các lớp tập huấn được xây dựng phù hợp với nhu cầu và trình độ của
các cán bộ tỉnh. Các đại biểu sau khi được tập huấn đã có thêm nhiều kiến thức
về cảnh giác Dược, trong đó có việc hiểu rõ tầm quan trọng của công tác báo cáo
ADR, lợi ích từ việc báo cáo, cũng như phương pháp và kĩ năng báo cáo. Thêm vào
đó, giáo trình về cảnh giác Dược và an toàn thuốc đã được hoàn thiện sẽ đóng
góp vào việc đảm bảo chất lượng và đáp ứng được những yêu cầu để củng cố năng lực
của cả khối quản lý, giảng dạy và thực hành trong ADR
3.
Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc
& theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI&ADR Quốc Gia) đã
tích cực phản hồi cho các cá nhân báo cáo, trong đó có phản hồi khẩn, phản hồi
kết quả thẩm định. Ngoài ra, các báo cáo tổng kết về ADR và bản tin cảnh giác
Dược hàng quý là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho các đơn vị quản lý và điều
trị trong cả nước.
4.
Dự án đã tổ chức nhiều hội thảo về theo
dõi và đánh giá để chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật thông tin liên quan tới cảnh
giác Dược. Thêm vào đó, tại hội thảo tổng kết công tác cảnh giác Dược cả nước,
dự án cũng thực hiện việc khen thưởng các đơn vị có thành tích xuất sắc trong
công tác báo cáo ADR, đồng thời khuyến khích/động viên/nhắc nhở những đơn vị yếu
kém cần nỗ lực hơn để hoàn thành kế hoạch chung.
5.
Dự án còn thực hiện nhiều chuyến giám
sát hỗ trợ tới các tỉnh còn yếu kém trong công tác quản lý và giám sát báo cáo
ADR. Trong chuyến giám sát, ngoài việc cập nhật tình hình triển khai các hoạt động
dự án, nhóm giám sát còn thực hiện hỗ trợ kĩ thuật trong việc báo cáo ADR của
các đơn vị. Từ đó giúp đơn vị thực hiện hiệu quả việc theo dõi, quản lý, giám
sát và báo cáo các phản ứng có hại xảy ra tại đơn vị cũng như trên địa bản tỉnh.
6.
Dự án đã triển khai có hiệu quả mạng lưới
cán bộ đầu mối M&E tại các đơn vị, đồng thời phối hợp với hai trung tâm
DI&ADR Quốc Gia và DI&ADR Khu vực & 3 chương trình y tế để triển
khai các hoạt động thường quy cũng như các nghiên cứu chuyên sâu.
7.
Ngoài ra, trong những kế hoạch đào tạo
và giám sát trong những kì kế tiếp, dự án luôn dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ
cho những tỉnh/đơn vị gặp khó khăn trong thực hiện các hoạt động dự án, và có số
lượng báo cáo thấp so với mặt bằng chung của cả nước hay của các tỉnh dự án.
Tóm lại, trong
5 năm dự án từ 2012 tới 2016, Ban quản lý hợp phần 2.1 "tăng cường các
hoạt động cảnh giác Dược" đã đạt được rất nhiều thành tựu không chỉ ngắn hạn mà trong thời gian dài. Những chiến lược đã được
thực hiện của dự án hiện đang đóng góp phần lớn cho những thành công của hệ thống
cảnh giác Dược Việt Nam