Thông tin Bộ môn Vật lý - Hóa lý
(26/09/2019)
Bộ môn Vật lý - Hóa lý gồm 14 Cán bộ Giảng viên và Kỹ thuật viên. Bộ môn có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình đã được phê duyệt các môn học về Vật lý đại cương và Hóa lý. Bộ môn có tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Bộ môn có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.
1. Thông tin giao dịch của đơn vị
Tên đơn vị: Bộ môn Vật lý – Hóa lý
Department of Physical chemistry and Physics
Địa chỉ: 13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 043.9.330.767 Email: bm.vatlyhoaly@hup.edu.vn
2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1947 ban Dược khoa của Trường Đại học Y Dược được thành lập trong điều kiện Trường Đại học Y Dược sơ tán lên vùng chiến khu Việt Bắc. Cơ sở ban đầu của khoa Dược đã có các phòng thí nghiệm lý, hóa, bào chế,… Môn học Vật lý ban đầu do Dược sỹ Vũ Công Thuyết giảng dạy, cho đến năm 1959, Giáo sư Trương Công Quyền đảm nhận giảng dạy môn học này. Nội dung giảng dạy mang tính chất Vật lý Dược, chủ yếu phục vụ thực hành bào chế và kiểm nghiệm.
Hòa bình lập lại, Trường Đại học Y Dược bắt đầu đào tạo Dược sỹ từ năm 1954, khi đó môn
học Vật lý do Dược sỹ Đỗ Tất Lợi giảng dạy. Năm 1957, Giáo sư Hồ Đắc Di, Giám đốc Đại học Y Dược, ký công văn số 339/TCCB “Báo cáo về tổ chức các bộ môn và người phụ trách” gửi Bộ Y tế. Trong đó Bộ môn Dược Vật lý - Toán - Hóa lý - Hóa giao là bộ môn chính thức của Trường do Dược sỹ Phạm Vũ Các phụ trách.
Năm 1961, Trường Đại học Dược khoa được tách ra từ Trường Đại học Y Dược. Bộ môn Vật lý - Toán - Hóa lý của Trường Đại học Dược Khoa được thành lập dưới sự lãnh đạo chung của Dược sỹ Nguyễn Duy Cương, trong đó Dược sỹ Phạm Gia Khôi phụ trách phần Vật lý - Toán và Dược sỹ Mai Long phụ trách phần Hóa lý. Giáo sư Phạm Gia Khôi và Phó giáo sư Mai Long là những người có công lao to lớn trong việc xây dựng và lãnh đạo Bộ môn phát triển được như ngày nay.
Năm 1967, Bộ Y tế đã ra quyết định về cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Dược khoa, Bộ môn Vật lý - Toán - Hóa lý được tách thành hai bộ môn Vật lý - Toán và Hóa lý. Đến năm 1974, theo yêu cầu của Bộ Đại học, Bộ môn Hóa lý sát nhập với Bộ môn Hóa Vô cơ thành Bộ môn Hóa Đại cương- Vô cơ - Hóa lý.
Cho đến năm 2003, do yêu cầu của thực tế của giảng dạy và nghiên cứu, Tổ môn Hóa lý lại được sát nhập với Bộ môn Vật lý - Toán theo quyết định số 319/DHN-TC ngày 25 tháng 10 năm 2003 của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau đó, ngày 18 tháng 7 năm 2005, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội ban hành quyết định số 174/QĐ-DHN chuyển Tổ môn Toán kết hợp với Tổ môn Tin học để thành lập Bộ môn Toán - Tin học. Từ đó cho đến nay, Bộ môn Vật lý - Hóa lý gồm có hai tổ môn là Vật lý và Hóa lý với biên chế gồm có 10 giảng viên và 4 kỹ thuật viên. Bộ môn có hiện có hai phòng thực hành, một phòng máy và một phòng giảng viên được trang bị các máy móc hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3. Các hình thức thi đua khen thưởng
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2014)
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế (2005-2006, 2006-2007, 2010-2011, 2014-2015).
- Bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam (2013).
- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm, trong đó có 6 năm liên tục (2009-2010, 2010-2011, 2011-2012, 2102-2013, 2013-2014, 2014-2015).
Ngoài ra bộ môn còn được tặng thưởng nhiều danh hiệu khác của Trường Đại học Dược Hà Nội, Công đoàn trường Đại học Dược Hà Nội. Nhiều cá nhân cũng đã đạt các thành tích được ghi nhận, như Bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế, Bằng khen của Ban chấp hành công đoàn y tế Việt Nam, Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở,…
4. Trưởng/Phụ trách và Phó Trưởng bộ môn qua các thời kỳ
- Trưởng/Phụ trách bộ môn
DS. Phạm Vũ Các |
GS. NGƯT Hà Như Phú |
VS. TS. Nguyễn Duy Cương
|
PGS.Phạm Gia Khôi
(từ 1965 đến 1987) |
PGS. NGƯT. Mai Long
|
TS.Phạm Thị Cúc
(từ 2000 đến 2004)
|
PGS. TS. Phạm Ngọc Bùng
(từ 2004 đến 2008) |
ThS. Võ Quốc Ánh
(từ 2008 đến 2013) |
TS. Nguyễn Đức Thiện
(từ 2014 đến 2020) |
|
|
|
|
|
|
TS. Võ Quốc Ánh
(từ 2020 đến nay)
- Phó Trưởng bộ môn
DSCKI. Vũ Tiến Chinh, Phó Trưởng bộ môn (từ 1997 đến 2001)
TS. Đào Minh Đức, Phó Trưởng bộ môn (từ 1995 đến 2000)
TS. Nguyễn Đức Thiện, Phó Trưởng bộ môn (từ 2010 đến 2015)
5. Các cán bộ, viên chức hiện nay
|
|
Giảng viên
ThS. Nguyễn Anh Vũ
|
Giảng viên
ThS. Trần Thị Huyền
|
Giảng viên
TS. Nguyễn Đức Thiện
|
Giảng viên TS. Võ Quốc Ánh
|
Giảng viên chính
ThS. GVC Lê Thị Thu Trang
|
Giảng viên
ThS. Lý Công Thành
|
Giảng viên
TS. Vũ Thị Hồng Hạnh
|
Giảng viên
|
Giảng viên ThS. Nguyễn Thị Hồng Đức
|
Giảng viên
TS. Lương Thị Thanh Huyền
|
Kỹ thuật viên
|
Kỹ thuật viên
DS. Vương Đức Tâm
|
Kỹ thuật viên
DS. Đặng Thúy Hồng
|
Kỹ thuật viênDS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
|
|
|
|
|
6. Chức năng nhiệm vụ của đơn vị
a. Chức năng
Bộ môn Vật lý-Hóa lý có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Vật lý đại cương và Hóa lý, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Bộ môn có trách nhiệm quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.
b. Nhiệm vụ
Hoạt động đào tạo:
* Các môn học được phân công giảng dạy:Vật lý đại cương và Hoá lý dược cho các hệ
đào tạo: đại học chính quy, liên thông, văn bằng hai, cao đẳng.
* Chương trình, giáo trình:
- Xây dựng chương trình chi tiết cho các môn học Vật lý đại cương và Hoá lý dược
- Cập nhật thông tin liên quan đến kiến thức hai môn học Vật lý đại cương và Hoá lý dược để liên tục bổ sung kiến thức vào bài giảng cho phù hợp
- Viết giáo trình, tài liệu học tập, bài giảng hai môn học Vật lý đại cương và Hoá lý dược.
- Định kỳ đánh giá lại chương trình và giáo trình giảng dạy về tính phù hợp và tính cập nhật để có kế hoạch bổ sung và cải tiến
* Giảng dạy:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy, đảm bảo chất lượng đào tạo, tiến độ.
- Tổ chức dự giờ giảng rút kinh nghiệm trong bộ môn.
- Định kỳ tổ chức thảo luận cải tiến phương pháp giảng dạy
- Hướng dẫn các chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.
- Tham gia công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.
* Kiểm tra, thi đánh giá:
- Xây dựng chuẩn đánh giá cho các hệ đào tạo và hình thức đào tạo, giám sát việc thực hiện đánh giá chất lượng theo chuẩn.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá người học trong quá trình học tập và thực hành.
- Xây dựng ngân hàng đề thi và tiêu chí đánh giá.
- Tổ chức ra đề thi hết học phần đúng theo quy định, đảm bảo tính bảo mật, khách quan và phù hợp với chương trình đào tạo.
- Tổ chức việc cắt phách, giữ phách, ghép phách, làm đáp án thi, kiểm soát đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác.
- Thực hiện việc đánh giá, lượng giá theo quy định. Lưu trữ kết quả học tập
Hoạt động khoa học công nghệ
- Lập kế hoạch, đề xuất về việc xây dựng phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
- Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì các đề tài khoa học
- Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, liên quan đến học thuật của bộ môn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
- Tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học các cấp, trong nước và ngoài nước.
- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn có kiến thức chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học tốt.
- Nghiên cứu khoa học và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Trường.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động sản xuất và đời sống.
Nhiệm vụ khác:
- Xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường và của nghành.
- Tham gia các hoạt động đoàn thể; hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các nhiệm vụ khác do nhà trường giao cho.
c. Quản lý đơn vị
Giao ban bộ môn, phân công, đôn đốc việc thực hiện công việc của cán bộ theo các mảng công việc.
Xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn và hướng học thuật của bộ môn.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của bộ môn, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ của bộ môn.
Quản lý, theo dõi việc thực hiện nội quy, hiệu quả công việc của cán bộ và chấm công.
Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các trang thiết bị của nhà trường, bộ môn.
7. Phân công nhiêm vụ cán bộ viên chức trong đơn vị
7.1. Trưởng/Phụ trách bộ môn
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về toàn bộ hoạt động của bộ môn. Nhận kế hoạch từ Trường và chủ trì tổ chức lập kế hoạch, phân công và đôn đốc thực hiện. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp giao ban, tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc của bộ môn.
- Phối hợp với các cá nhân, đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Trường và của Bộ môn.
- Chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý ngân hàng câu hỏi thi, tổ chức ra đề thi và chấm thi.
- Chủ trì việc mời kiêm giảng, thỉnh giảng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc cán bộ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng các đề tài khoa học.
- Chủ trì tổ chức xây dựng nội dung, cập nhật kiến thức, biên soạn giáo trình, bài giảng.
- Chủ trì tổ chức hoạt động chuyên môn và sinh hoạt khoa học của bộ môn.
- Lên kế hoạch bổ sung, thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở vật chất, thiết bị máy móc và hóa chất phục vụ cho hoạt động hành chính, giảng dạy và nghiên cứu của bộ môn.
7.2. Phó Trưởng bộ môn – phụ trách giáo vụ
- Quản lý, điều hành hoạt động của bộ môn theo quy định khi Trưởng bộ môn vắng mặt. Kiêm nhiệm vụ giáo vụ đại học của bộ môn.
- Thay mặt Trưởng bộ môn liên lạc với phòng đào tạo để xây dựng, sắp xếp thời khóa biểu.
- Tổng hợp và đề xuất kế hoạch, phân công giảng dạy.
- Giám sát việc ra đề thi và quản lý đề thi.
- Nhận bài thi, cắt phách, quản lý phách và lưu trữ bài thi sau khi chấm thi.
- Vào điểm, tính điểm, báo điểm và quản lý điểm.
- Giúp Trưởng bộ môn trong việc quản lý về chuyên môn của một trong hai tổ môn.
- Báo cáo Trưởng bộ môn về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
7.3. Giáo tài
- Phối hợp với phòng Vật tư và Trang thiết bị để đảm bảo việc cung ứng thiết bị, hóa chất và dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu của bộ môn.
- Phối hợp với phòng Quản trị, phòng Công nghệ thông tin để đảm bảo việc cung ứng, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các thiểt bị phục vụ cho hoạt động hành chính của bộ môn.
- Quản lý việc nghiệm thu, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa cơ sở vật chất, tài sản, máy móc, thiết bị của bộ môn.
- Tổng hợp, lập dự trù: hoá chất, dụng cụ phục vụ cho thực tập; các thiết bị văn phòng và vật dụng tiêu hao phục vụ cho hoạt động của bộ môn.
- Tổng hợp, lập dự trù máy móc và thiết bị phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu.
- Tổng hợp, lập dự trù bổ sung, thay thế sửa chữa cơ sở vật chất, tài sản cũ hỏng.
- Báo cáo Trưởng bộ môn về việc thực hiện công tác giáo tài - quản trị.
7.4. Giảng viên
- Giảng dạy, lượng giá, chấm thi theo sự phân công của Trưởng Bộ môn.
- Biên soạn, cập nhật, cải tiến giáo trình lý thuyết và thực hành môn học đảm nhiệm.
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên làm đề tài tốt nghiệp.
- Đề xuất, đăng ký thực hiện và tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học. Phối hợp thực hiện và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học
- Thực hiện các nhiệm vụ hành chính và các hoạt động chuyên môn khác.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà trường trực tiếp điều động. Tham gia các hoạt động công đoàn, đoàn thể.
7.5. Kỹ thuật viên
- Chuẩn bị hoá chất và thiết bị phục vụ cho thực tập theo phân công của giảng viên được phân công.
- Phối hợp với giảng viên hướng dẫn và lượng giá thực hành.
- Dưới chỉ đạo của Giáo tài bộ môn, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, vệ sinh, bảo quản máy móc, thiết bị và các phòng thực hành.
- Theo dõi, lĩnh, quản lý hóa chất và dụng cụ tiêu hao dưới sự phân công của Giáo tài bộ môn.
- Tham gia, phục vụ nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện các nhiệm vụ hành chính.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà trường trực tiếp điều động. Tham gia các hoạt động công đoàn, đoàn thể.