Ngày 27-28/3/2018, Hội nghị khoa học Bộ môn Thực vật đã diễn ra tốt đẹp với chuỗi sự kiện bao gồm:
(1) Triển lãm về các mô hình phát triển dược liệu tại cộng đồng
(21) Báo cáo khoa học chuyên ngành Thực vật – Dược liệu
(3) Tọa đàm “Kinh tế dược liệu Việt Nam trên nền tảng văn hóa thảo dược”
(4) Chung kết “Khởi nghiệp Dược liệu”
Tâm điểm của Hội nghị là buổi Tọa đàm “Kinh tế dược liệu Việt Nam trên nền tảng văn hóa thảo dược”
đã được tổ chức vào sáng ngày 28/3/2018, với sự tham gia của khoảng 200 người, trong đó có:
(1) Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam: Ông Vũ Tuấn Cường
(2) Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội: Ông Nguyễn Thanh Bình
(3) 16 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển dược liệu, du lịch
(4) 11 doanh nghiệp cộng đồng, hợp tác xã phát triển dược liệu
(5) Các nhà khoa học tại Trường Đại học Dược Hà Nội
(6) Các cá nhân, tổ chức tư vấn/hỗ trợ HTX và DN cộng đồng
(7) Các diễn giả bao gồm: Ông Trần Văn Ơn (Trưởng Bộ môn Thực vật), Ông Nguyễn Huy Văn (Phó Tổng
Giám đốc Traphaco kiêm Chủ tịch Traphaco Sapa), Bà Vũ Kim Anh (BSA), Ông Nguyễn Trường Giang (Tổng
Giám đốc DKPharma)
(8) 10 hãng thông tấn, truyền hình, báo chí VN. Cơ quan bảo trợ thông tin: Truyền hình Thông tấn VN.
Kết thúc Hội nghị, phần Báo cáo Khoa học, các đề tài được giải như sau:
(1) Giải nhất (02 triệu đồng): Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của Đậu mèo rừng
mọc hoang ở Lào (SV Nguyễn Thị Thu Hoài – K68);
(2) Giải nhì (1,5 triệu đồng): Dự thảo mô hình phát triển dược liệu Sả chanh theo định hướng organic
tại Bái Đính (SV Hồ Thị Dung – K69);
(3) Giải ba (mỗi giải 01 triệu đồng): Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Vối
đường (SV Lê Thị Ngọc Anh – K68); Xây dựng bộ mã QR cho Vườn thực vật trường Đại học Dược Hà Nội
(SV Hoàng Ngọc Anh – K71);
(4) Giải khuyến khích (mỗi giải 0,5 triệu đồng): Đặc điểm thực vật và một số tác dụng sinh học của
cây Trà hoa vàng Bái Đính (Camellia flava (Pit.) Sealy) (SV Phan Đình Vũ – K69); Tổng quan về thành
phần hóa học, tác dụng sinh học, soi bột và định tính sơ bộ các nhóm chất trong Cám Ý dĩ (SV Hà Thị
Huệ - K69); Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam thu hái tại Mèo
Vạc (SV Lê Thị Quỳnh Phương – K68); Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Giảo cổ lam thu hái tại Bắc
Sơn (SV Đặng Duy Việt – K68);
(5) Giải “Vì thế hệ trẻ phát triển Dược liệu” của Cục trưởng Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế - Ông Vũ Tuấn
Cường (01 triệu đồng): Giới thiệu mô hình hoạt động của lớp Chung tay phát triển Dược liệu Việt Nam
(SV Lê Thị Dinh – K67)
Các giải được trao sau buổi Chung kết “Sinh viên khởi nghiệp Dược liệu” bao gồm:
(1) Giải nhất (10 triệu đồng): Sản xuất và kinh doanh chuỗi sản phẩm từ Ý dĩ;
(2) Giải nhì (05 triệu đồng): Chuỗi nhà hàng Hương thảo mộc (Herbal Aroma Restaurant) kinh doanh
các món ăn và đồ uống chế biến từ Dược liệu gắn với Du lịch;
(3) Giải ba (03 triệu đồng): Mô hình trồng Dược liệu hữu cơ tại Mộc Châu, sản xuất kết hợp với du lịch;
Sản phẩm làm trắng răng tại nhà Bright N’ Smile;
(4) Giải khuyến khích (02 triệu đồng): Dịch vụ Spa thảo dược tại Bái Đính; Sản phẩm thảo dược cho
chăn nuôi;
(5) Giải thưởng của công ty cổ phần dược phẩm Hưng Việt (03 triệu đồng): Mô hình trồng Dược liệu
hữu cơ tại Mộc Châu, sản xuất kết hợp với du lịch
Hội nghị Khoa học Bộ môn Thực vật đã mở ra hướng đi mới cho phát triển nền kinh tế Dược liệu của
Việt Nam. Lần đầu tiên đã cùng xác định được khái niệm và thực hành của "Kinh tế thảo dươc". Vai trò của
Dược liệu đã được xác định là liên kết chặt chẽ với đời sống nhân dân trên cơ sở văn hóa, khoa học và
du lịch, bước đầu xây dựng tầm nhìn Việt Nam trở thành Vườn thảo dược của thế giới tới năm 2030.
Để có được thành công của Hội nghị, Bộ môn Thực vật xin chân thành cảm ơn tới các nhà tài trợ,
các cá nhân hỗ trợ, các cơ quan thông tấn báo chí, các tình nguyện viên, giảng viên, sinh viên, và
công chúng quan tâm yêu thích Dược liệu.
Hẹn gặp lại vào năm 2020!
--------------------------------------------------------------------
Danh sách các nhà tài trợ:
(1) Nhà tài trợ vàng: Tập đoàn GFS; Công ty cổ phần Dược Khoa (DKPharma)
(2) Nhà tài trợ bạc: Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa (Sapanapro)
(3) Nhà tài trợ đồng: Công ty Traphaco Sapa, Công ty cổ phần Nam Dược, Công ty Indochina Herb,
Công ty dược phẩm An Đông; Công ty V-Herb.
(4) Và các tổ chức và nhà tài trợ cá nhân khác.
Bảo trợ truyền thông: Trung tâm truyền hình Thông tấn – Thông tấn xã Việt Nam