Chức năng nhiệm vụ của bộ môn Hóa Hữu cơ - Giới thiệu - Cổng thông tin Đại Học Dược

Chức năng nhiệm vụ của bộ môn Hóa Hữu cơ (18/09/2019)

​​​​

1. Chức năng

Bộ môn Hoá Hữu cơ có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các học phần của môn học Hoá hữu cơ và các môn hoc khác cho các hệ và các loại hình đào tạo theo sự phân công của nhà trường. Tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tổng hợp Hữu cơ và tổng hợp Hoá dược. Trực tiếp quản lý viên chức của đơn vị, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn và phương pháp Dạy - học tốt; có khả năng nghiên cứu độc lập, tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên. Các nhiệm vụ chính là đào tạo, nghiên cứu khoa học và góp phần xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển chung của nhà trường, của ngành. Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.​

 

2 Nhiệm vụ

 

.2.1 Hoạt động đào tạo

 

* Các môn học được phân công giảng dạy:

 

- Hóa hữu cơ cho hệ đào tạo: đại học, liên thông, văn bằng hai, cao đẳng.

- Chuyên đề tự chọn:

 + Ứng dụng các phuong pháp phổ trong phân tích cấu trúc các hợp chất hữu cơ: cho hệ đào tạo: sau đại học (cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II).

+ Tổng hợp bất đối xứng và ứng dụng trong tổng hợp thuốc: cho hệ đào tạo: sau đại học (cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II).​

* Nhiệm vụ:

 - Xác định mục tiêu môn học, xây dựng chương trình chi tiết môn học/học phần được phân công phù hợp với hệ các đào tạo.

 - Biên soạn giáo trình, sách giáo khoa phục vụ việc dạy học môn Hóa Hữu cơ. Bộ môn có trách nhiệm tìm tòi cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy để giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản của môn học Hóa hữu cơ đồng thời thành thạo các kỹ năng về tổng hợp hữu cơ. Xây dựng và cải tiến phương pháp đánh giá, lượng giá kết quả dạy - học môn học Hóa hữu cơ.

 - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiệ kế hoạch giảng dạy: Căn cứ vhuowng trình kế hoạch giảng dạy chi tiết các học phần cho các hệ đào tạo được phân công giảng dạy theo kế hoạch.

 - Tổ chức phụ đạo bổ trợ kiến thức cho sinh viên khi cần thiết theo quy định và ý kiến của nhà trường. Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tổ chức dự giờ giảng của các cán bộ giảng dạy trong Bộ môn.

 - Đề xuất đăng ký các đề tài thuộc lĩnh vực Tổng hợp Hóa Dược và Công nghệ Dược phẩm và Bào chế để hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, hướng dẫn học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học. Tham gia các hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ, chấm luận văn cao học.

 - Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành. Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xây dựng và cải tiến phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá: lượng giá các bài thực hành, tổ chức ra đề kiểm tra và chấm các bài kiểm tra định kỳ (theo quy định của mỗi học phần); tổ chức ra đề thi và chấm thi hết học phần, quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.

 

2.2. Hoạt động khoa học công nghệ

 

- Căn cứ vào năng lực thực nghiệm tổng hợp hóa học và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp Hữu cơ và tổng hợp Hóa dược bộ môn Hóa hữu cơ có nhệm vụ đăng ký, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực đó. Tổ chức sinh hoạt khoa học, hội nghị khoa học bộ môn định kỳ, kết hợp tốt nghiên cứu khoa học và đào tạo.

 - Các cán bộ giảng viên của bộ môn có trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của mình hoặc tập thể tại các hội nghị nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường, mở rộng hợp tác khoa học và triển khia công nghệ.

 

2.3. Nhiệm vụ khác

 

- Góp phần xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển chung của nhà trường, của ngành.

 - Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.

 

3. Phân công nhiệm vụ CBVC trong đơn vị

 

- Trưởng bộ môn: Có trách nhiệm tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động chung của Bộ môn. Căn cứ vào kế hoạch công tác chung và kế hoạch phân công giảng dạy của nhà trường để xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng năm và kế hoạch công tác năm, tháng, tuần của đơn vị. Phụ trách công tác đào tạo của Bộ môn: phân công, tổ chức và giám sát tiến trình giảng dạy học phần lý thuyết Hóa Hữu cơ (I và II), học phần Thực tập Hóa Hữu cơ của các loại hình đào tạo hệ đại học, cao đẳng tại Trường ĐH Dược và hệ liên thông theo địa chỉ, cũng như các môn học khác theo yêu cầu của nhà trường. Tổ chức và giám sát việc ra đề thi, kiểm tra, chấm bài kiểm tra, bài thi hết môn, hết học phần và tuyển sinh các hệ. Phụ trách công tác đào tạo sau đại học của Bộ môn. Chịu trách nhiệm về định hướng phát triển của Bộ môn như: xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, bồi dưỡng nhân lực, học thuật về giảng dạy, nghiên cứu khoa học của bộ môn. Phụ trách công tác biên soạn và viết giáo trình của Bộ môn. Phụ trách công tác nghiên cứu khoa học của Bộ môn: Đề xuất ý tưởng, tổ chức phân công việc đăng ký, đấu thầu đề tài NCKH các cấp; Tổ chức việc thực hiện các nội dung nghiên cứu của các đề tài NCKH theo đúng tiến độ đã được duyệt. Tổ chức đánh giá tổng kết các hoạt động trong năm học của Bộ môn theo quy định của nhà trường.

 

- Phó trưởng bộ môn, kiêm giáo vụ bộ môn: Tham gia công tác quản lý bộ môn, phụ trách mảng công tác giáo vụ của bộ môn. Thay mặt trưởng bộ môn tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động chung của Bộ môn khi được uỷ quyền. Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được phân công của bộ môn. Là đầu mối liên hệ giữa Bộ môn và Phòng Đào tạo, Phòng Sau Đại học về các công tác liên quan đến giảng dạy và tiến trình giảng dạy. Quản lý điểm kiểm tra, điểm thi hết học phần các học phần do Bộ môn phụ trách. Bảo quản bài kiểm tra, bài thi hết học phần cũng như các tài liệu giáo vụ llieen quan khác theo quy định của nhà trường. Trực tiếp lập kế hoạch phân công, chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo với lãnh đạo bộ môn về công tác giảng dạy các học phần: Hoá Hữư cơ (cả lý thuyết và thực hành, tại trường ĐH Dược HN và các địa phương), thực tập Hóa Hữu cơ đại học, cao đẳng cho các lớp thực tập tại trường ĐH Dược HN và các môn học, học phần khác theo yêu cầu của nhà trường dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo chất lượng giảng dạy và hợp lý (về tất cả các tiêu chí: phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của từng giảng viên, với tiến trình phân công giảng dạy của nhà trường, tỷ lệ giờ thanh toán trực tiếp, giờ không thanh toán trực tiếp trên tổng giờ chuẩn của từng giảng viên). Giao đề thi, nhận và quản lý bài thi hết học phần sau mỗi lần thi. Tổ chức chấm bài kiểm tra định kỳ, bài thi hết học phần các học phần do Bộ môn phụ trách theo quy định của nhà trường và quy trình chấm thi chung của Bộ môn. Phối hợp với Phòng Khảo thí triển khai việc chấm thi tập trung của bộ môn. Giải đáp vấn đề thực tập lại, thực tập bù cho sinh viên. Giám sát việc thực hiện công tác coi thi hết học phần của các cán bộ của Bộ môn theo lịch phân công chung của Trường. Theo dõi và thống kê giờ giảng của Bộ môn và từng giảng viên trong Bộ môn. Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được phân công của bộ môn. Tham gia coi thi, ra đề thi, kiểm tra, chấm bài kiểm tra, bài thi hết môn, hết học phần và tuyển sinh các hệ. Tham gia biên soạn và viết giáo trình phục vụ công tác đào tạo của Bộ môn. Tham gia các công tác khác theo phân công cụ thể của nhà trường và trưởng bộ môn

 

- Giáo tài bộ môn: Là đầu mối liên hệ giữa Bộ môn và Phòng Giáo tài. Lập dự trù hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo đầy đủ và kịp thời phục vụ thực tập và hoạt động của Bộ môn. Quản lý sử dụng và tổ chức bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị của Bộ môn. Tư vấn cho Trưởng Bộ môn về dự trù trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy của Bộ môn. Tham gia coi thi, ra đề thi, kiểm tra, chấm bài kiểm tra, bài thi hết môn, hết học phần và tuyển sinh các hệ. Tham gia biên soạn và viết giáo trình phục vụ công tác đào tạo của Bộ môn. Tham gia các công tác khác theo phân công cụ thể của nhà trường và trưởng bộ môn.

 Giảng viên: Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được phân công của bộ môn. Bao gồm: Giảng dạy học phần lý thuyết Hoá Hữu cơ, học phần thực tập Hoá Hữu cơ cũng như các môn học, học phần khác theo yêu cầu của nhà trường cho sinh viên các loại hình đào tạo của hệ đại học, cao đẳng. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của bộ môn. Đề xuất và chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Tham gia coi thi, ra đề thi, kiểm tra, chấm bài kiểm tra, bài thi hết môn, hết học phần và tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng. Tham gia viết giáo trình phục vụ công tác đào tạo theo phân công của trưởng bộ môn. Tham gia các công tác khác theo phân công cụ thể của nhà trường và trưởng bộ môn.

  

- Kỹ thuật viên: Tham gia công tác chuẩn bị và phục vụ thực tập: chuẩn bị hóa chất và dụng cụ thực tập cho các lớp sinh viên các loại hình đào tạo của hệ đại học, cao đẳng; hướng dẫn kỹ năng, thao tác cho sinh viên trong quá trình thực hành; Bổ sung dụng cụ hóa chất cần thiết trong quá trình thực hành; phối hợp cùng các giảng viên theo dõi, uốn nắn thao tác cho sinh viên. Có trách nhiệm chăm sóc, vệ sinh phòng thí nghiệm, bảo quản thiết bị, máy móc phòng thí nghiệm. Tham gia phục vụ nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được phân công của bộ môn. Tham gia coi thi hết môn, hết học phần và tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng. Tham gia các công tác khác theo phân công cụ thể của nhà trường và trưởng bộ môn.

 

Các tin liên quan

Các tin đã đưa ngày: