Hóa trị liệu - Thạc sỹ, chuyên khoa II
(28/11/2017)
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ, CHUYÊN KHOA II
HÓA TRỊ LIỆU
(Chemotherapeutic Agents)
1.Mã số học phần: CS206
2.Thời lượng (số tín chỉ): 2 tín chỉ (30 giờ)
Số giờ: Lý thuyết: 30 Thực hành: 0 Seminar: 0
3. Bộ môn phụ trách: Bộ môn Hóa Dược
4. Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một số nhóm hoá trị liệu về các mặt: nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo đặc trưng, phân loại, liên quan giữa cấu trúc - tác dụng, tính chất hóa học đặc trưng ứng dụng trong giải thích dược động học, cơ chế tác dụng. Đồng thời, cung cấp cho học viên một số thuốc điển hình trong mỗi nhóm hoá trị liệu trên.
5. Mục tiêu học phần:
5.1. Trình bày được một số nhóm hóa trị liệu về các mặt: nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo đặc trưng, phân loại, liên quan giữa cấu trúc - tác dụng, tính chất hóa học đặc trưng ứng dụng trong giải thích dược động học, cơ chế tác dụng.
5.2. Trình bày được một số thuốc điển hình trong mỗi nhóm hóa trị liệu trên về các mặt: nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo đặc trưng, tính chất lí, hóa học đặc trưng ứng dụng trong dược động học, cơ chế tác dụng, tác dụng và chỉ định.
6. Học phần tiên quyết: Không
7. Điều kiện phục vụ thực hành: Không có
- Trang thiết bị:
- Nguyên liệu, hóa chất:
- Động vật thí nghiệm:
8. Phương pháp đánh giá học phần:
- Kiểm tra thường kỳ: 2 bài (tự luận, tiểu luận)
- Hình thức thi hết học phần: Tự luận – 90 phút.
- Cách tính điểm học phần
+ Điểm kiểm tra thường kỳ: 20%
+ Điểm thi hết học phần: 80%
9. Tài liệu tham khảo:
1. J.N.Delgaro, WA.Remers (1998), Wilson and Gisvold's texbook of organic medicinal and pharmaceutical chemistry, 10th edition.
2. Braunwald et al (2001), Harison's Principles of Internal Medicine 15th edition, The international edition, New York.
3. Goodman & Gilman's(1996), The pharmacological Basis of therapeutics, 9th edition, The McGraw -hill companies, New York.
4. Gennaro A.R. (2000), Remington: The science and practice of pharmacy, 20th edition philadelphia.