Giới thiệu bộ môn Hoá Dược
(07/08/2014)
Giới thiệu Bộ môn Hóa dược
Tên tiếng Việt: Bộ môn Hoá Dược
Tên tiếng Anh: Department of Pharmaceutical Chemistry
Điện thoại: 84-4-39330531
Fax: 84-4-39332332
1. Quá trình hình thành, phát triển
Bộ môn Hóa dược, tiền thân là Bộ môn Hóa dược - Hóa Hữu cơ, được thành lập năm 1955. Năm 1962, ngay sau khi trường Đại học Dược được tách khỏi trường Đại học Y Dược khoa Hà Nội, Bộ môn Hóa dược - Hóa Hữu cơ cũng được tách riêng thành hai bộ môn là Bộ môn Hóa dược và Bộ môn Hóa Hữu cơ.
2. Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ:
1955-1965: GS.TS. Trương Công Quyền, Chủ nhiệm bộ môn
1965-1977: DS. Hoàng Bá Long, Phụ trách bộ môn
1977-1995: PGS. Hoàng Bá Long, Chủ nhiệm bộ môn
1995-2002: TS. Huỳnh Kim Thoa, Phó trưởng Phụ trách bộ môn
2002-8/2008: PGS.TS. Trần Đức Hậu, Phó trưởng Phụ trách bộ môn
9/2008-12/2010: TS. Nguyễn Hải Nam, Phụ trách bộ môn
1/2011-1/9/2019: GS.TS. Nguyễn Hải Nam, Trưởng bộ môn
1/9/2019 - nay: PGS.TS Phan Thị Phương Dung, Phó trưởng Phụ trách bộ môn
GS.TS Trương Công Quyền
|
PGS. Hoàng Bá Long
|
TS. Huỳnh Kim Thoa
|
|
|
|
PGS.TS Trần Đức Hậu |
GS.TS Nguyễn Hải Nam |
PGS.TS Phan Thị Phương Dung
|
|
|
|
3. Cán bộ hiện nay:
PGS.TS. Phan Thị Phương Dung, Phụ trách bộ môn
GS.TS. Nguyễn Hải Nam, GVCC
PGS.TS. Đào Thị Kim Oanh, GVCC
PGS.TS. Nguyễn Tường Vy, GV (kiêm nhiệm phòng Khảo thí)
ThS. Trần Lan Hương, GV (kiêm nhiệm phòng Đào tạo)
PGS.TS. Trần Phương Thảo, GVCC
PGS. TS. Nguyễn Thị Thuận, GVCC
TS. Đỗ Thị Thanh Thủy, GVC
TS. Đỗ Thị Mai Dung, GV
PGS.TS. Phạm Thế Hải, GV (kiêm nghiệm phòng Quản lý khoa học)
DS. Phạm Thi Hoa, KTV
DS. Trần Quốc Trung, KTV
DS. Đỗ Mai Hương, KTV
DS. Nguyễn Thị Ngọc Hồi, KTV
4. Chức năng và nhiệm vụ:
Bộ môn Hóa dược có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Hóa dược, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn Hóa dược. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên. Hiện nay, Bộ môn đang chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học Hóa trị liệu, Nghiên cứu phát triển thuốc mới, Liên quan cấu trúc tác dụng sinh học, Kiểm nghiệm theo nhóm chức (cho các hệ đào tạo thạc sỹ, CKI, CKII), Lý thuyết Hóa dược I, II và Thực tập hóa dược (cho các hệ đào tạo đại học chính quy, liên thông, bằng hai, cao đẳng). Ngoài ra Bộ môn còn tổ chức đề xuất, đăng ký, đấu thầu và chủ trì thực hiên các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án triển khai sản xuất thử nghiệm trong hai lĩnh vực kiểm nghiệm thuốc và tổng hợp hóa dược. Song song, Bộ môn cũng tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học.
5. Những thành tích đạt được
5.1. Nghiên cứu khoa học và đào tạo
Qua hơn 50 năm phát triển Bộ môn đã đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bộ môn đã tham gia hướng dẫn hàng chục nghiên cứu sinh, học viên cao học, chuyên khoa I, II và hướng dẫn hàng trăm khóa luận tốt nghiệp đại học. Từ những năm kháng chiến chống Mỹ. Bộ môn đã chủ trì thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp trọng điểm, cấp bộ. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của bộ môn đã được đánh giá cao như:
Đề tài "Nghiên cứu sản xuất iodosoja" (chủ trì: GS.TS. Trương Công Quyền)
Đề tài "Nghiên cứu chiết xuất alcaloid từ củ bình vôi, sen, ô đầu, hoàng nàn, lá đu đủ, lá cà độc dược" (chủ trì: DS. Phan Quốc Kinh)
Đề tài trọng điểm "Nghiên cứu thuốc chống dịch lỵ" (berberin, codancid) (chủ trì: DS. Phan Quốc Kinh)
Dự án sản xuất methyltestosteron, methylandrostendion (chủ trì: DS. Phan Quốc Kinh)
Đề tài "Nghiên cứu sản xuất bari sulfat" (chủ trì: DS. Nguyễn Đình Hiển)
Đề tài "Nghiên cứu các phương pháp hóa học để định tính và định lượng artemisinin" (Bộ Y tế, chủ trì: PGS.TS. Trần Đức Hậu, 1998)
Đề tài: "Nghiên cứu định lượng artesunat khi có các tạp chất dihydroartemisinin và / hoặc acid succinic" (Bộ y tế,chủ trì: PGS.TS. Trần Đức Hậu, 2003-2005)
Đề tài "Nghiên cứu định lượng một số chế phẩm thuốc đa thành phần bằng phương pháp HPLC" (Bộ Y tế, chủ trì: PGS.TS. Thái Duy Thìn, 2003-2005)
Một số sản phẩm do bộ môn nghiên cứu từ thời kháng chiến chống Mỹ đã được các giáo sư đầu ngành Y thử nghiệm và xác định hiệu quả tốt như thuốc phòng chống lỵ (GS. Tôn Thất Tùng, GS. Nguyễn Văn Hường thử nghiệm), thuốc trợ tim (GS. Đặng Văn Chung, GS. Trần Đỗ Trinh và GS. Phạm Văn Khuê thử nghiệm), sản phẩm saponin từ rau má (GS. Tôn Thất Tùng thử nghiệm). Năm 1974, DS. Phan Quốc Kinh thay mặt nhóm nghiên cứu thuốc lỵ đã báo cáo trực tiếp lên Tổng Bí thư Lê Duẩn và Chủ tịch nước Trường Chinh.
Phát huy truyền thống và bề dày thành tích của bộ môn, trong 5 năm gần đây, các cán bộ của bộ môn tiếp tục thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khác:
Đề tài: Nghiên cứu chiết tách phân lập một số chất ức chế NF-kB từ cây cỏ Việt Nam (Bộ KHCN, chủ trì: TS. Nguyễn Hải Nam, 2006-2008)
Đề tài: :Development of NF-kB inhibitors from Vietnamese medicinal plants (IFS, Thụy Điển, chủ trì: TS. Nguyễn Hải Nam, 2007-2009)
Đề tài: "Nghiên cứu tổng hợp thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến finasterid" (Bộ Y tế, Chủ trì: TS. Nguyễn Hải Nam, 2006-2008)
Đề tài: "Nghiên cứu triển khai quy trình công nghệ tổng hợp thuốc điều trị tăng huyết áp và phì đại lành tính tiền liệt tuyến terazosin HCl" (Sở KHCN Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Hải Nam, 2008-2010)
Đề tài: "Thiết kế, tổng hợp và thử tác dụng sinh học của một số dẫn chất benzothiazol" (NAFOSTED, Bộ KHCN, Chủ trì: TS. Nguyễn Hải Nam, 2009-2011)
Đề tài: "Thiết kế, tổng hợp và thử tác dụng một số acid hydroxamic hướng ức chế histon deacetylase" (NAFOSTED, Bộ KHCN, PGS.TS. Nguyễn Hải Nam, 2010-2013)
và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường khác.
Đề tài: "Nghiên cứu tổng hợp thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến finasterid" đã được trao giải ba trong đợt đề tài nghiên cứu khoa học chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
5.2. Xuất bản tài liệu, giáo trình
Các cán bộ của bộ môn đã công bố hàng trăm công trình khoa học có ý nghĩa trên các tạp chí khoa học đầu ngành trong nước và quốc tế. Bộ môn cũng đã biên soạn nhiều giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học như:
1. Hóa dược tập I (Lê Quang Toàn, Nguyễn Trọng Bính), NXB Y học, 1965
2. Hóa dược tập II (Lê Quang Toàn, Hoàng Bá Long), NXB Y học, 1968
3. Lý thuyết Hóa dược, ĐH Dược Hà Nội, 1972
4. Thực tập Hóa dược, ĐH Dược Hà Nội, 1972
5. Hóa dược (I và II), NXB Y học (Khaleski, bản dịch từ tiếng Nga)
6. Các chất steroid dùng làm thuốc, NXB Y học (Phan Quốc Kinh, 1984)
7. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học, NXB KHKT (Phan Quốc Kinh, Phạm Gia Khôi, Nguyễn Lân Dũng, 1988)
8. Hóa dược, NXB Y học (Hoàng Bá Long, Phan Quốc Kinh, Trần Đức Hậu, Thái Duy Thìn, 1993)
9. Các thuốc chống thụ thai, NXB Y học (Phan Quốc Kinh, Nguyễn Văn Đèn, Ngô Ngọc Khuyến, 1998)
10. Các chất ma túy ở Việt Nam, NXB KHKT (Phan Quốc Kinh, 1994)
11. Thực phẩm thuốc và thực phẩm chức năng, NXB Nông nghiệp (Phan Quốc Kinh, Nguyễn Thành Luân, Lê Doãn Diên)
12. Hóa dược I, ĐH Dược Hà Nội (Huỳnh Kim Thoa, Phan Quốc Kinh, cs, 1997)
13. Hóa dược II, ĐH Dược Hà Nội (Phan Quốc Kinh và cs, 1998)
14. Hóa dược I, ĐH Dược (Trần Đức Hậu và cs, 2004)
15. Hóa dược II, ĐH Dược (Trần Đức Hậu và cs, 2004)
16. Hóa dược I, NXB Y học (Trần Đức Hậu và cs, 2007)
17. Hóa dược II, NXB Y học (Trần Đức Hậu và cs, 2007)
18. Hóa trị liệu, ĐH Dược (Thái Duy Thìn, Trần Đức Hậu, 2003)
19. Nghiên cứu phát triển thuốc mới, ĐH Dược (Nguyễn Hải Nam, 2010)
20. Liên quan cấu trúc - tác dụng sinh học, NXB Y học (Nguyễn Hải Nam, 2011).
5.3. Các khen thưởng
Tập thể:
2021: Đạt danh hiệu: "Tập thể lao động xuất sắc" do Bộ Y tế trao tặng.
2020: Đạt danh hiệu: "Tập thể lao động xuất sắc" do Bộ Y tế trao tặng.
2019: Bằng khen của Bộ Y tế. Đạt danh hiệu: "Tập thể lao động xuất sắc" do Bộ Y tế trao tặng.
2018: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đạt danh hiệu: "Tập thể lao động xuất sắc" do Bộ Y tế trao tặng.
2017: Đạt danh hiệu: "Tập thể lao động xuất sắc" do Bộ Y tế trao tặng. Bằng khen của Bộ Y tế
2016: Đạt danh hiệu: "Tập thể lao động xuất sắc" do Bộ Y tế trao tặng.
2015: Đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc” do Bộ Y tế trao tặng. Bằng khen của Bộ Y tế tặng Bộ môn Hóa dược vì đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm học 2014-2015
2014: Đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc” do Bộ Y tế trao tặng
2013: Đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc” do Bộ Y tế trao tặng
2012: Đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc” do Bộ Y tế trao tặng. Bằng khen của Bộ Y tế tặng Bộ môn Hóa dược vì đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm học 2011-2012
2008: Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam cho tổ công đoàn Hóa dược vì những thành tích xuất sắc trong công tác
2005: Bằng khen của Bộ Y tế tặng Bộ môn Hóa dược vì những thành tích xuất sắc trong giảng dạy và NCKH năm 2004.
2004: Bộ môn đạt danh hiệu "Đơn vị lao động xuất sắc"
1972-1975: Bộ môn đạt danh hiệu "Tổ lao động xã hội chủ nghĩa"
và nhiều bằng khen, giấy khen khác cho tập thể bộ môn và công đoàn bộ môn
Cá nhân:
2020: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho GS.TS Nguyễn Hải Nam, PGS.TS Phan Thị Phương Dung, TS Nguyễn Thị Thuận
2019: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho PGS.TS Đào Thị Kim Oanh, TS Trần Phương Thảo
2018: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho GS.TS Nguyễn Hải Nam, PGS.TS Phan Thị Phương Dung
2016: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho PGS.TS Phan Thị Phương Dung
2014: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho GS.TS Nguyễn Hải Nam
2012: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho GS.TS Nguyễn Hải Nam
2011: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho PGS.TS Trần Đức Hậu và PGS.TS. Thái Duy Thìn vì đã có nhiều thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị.
2008: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho TS. Nguyễn Hải Nam vì những thành tích trong NCKH và giảng dạy năm học 2006-2007
2005: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho Ds. Phạm Thị Hoa vì những thành tích trong công tác năm học 2004-2005
1984: Bằng khen của Bộ trưởng Y tế Campuchia cho DS. Phan Quốc Kinh
1975: Bằng khen của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho DS. Phan Quốc Kinh về nghiên cứu thuốc chữa lỵ và thành tích trong giảng dạy
1972: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho DS. Phan Quốc Kinh về NCKH
1965: Huy hiệu Bác Hồ cho DS. Nguyễn Thị Diễm Hồng về thành tích giảng dạy, NCKH