DƯỢC LIỆU 2 - ĐẠI HỌC CQ
(01/11/2019)
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ
Trình độ Đại học
Tên môn học : Dược
liệu (Pharmacognosy)
Tên học phần: Dược
liệu II (Pharmacognosy II)
Bộ
môn giảng dạy chính: Dược liệu
Bộ
môn phối hợp : Không
Đối
tượng giảng dạy : Sinh viên đại học hệ
chính quy
Số
tín chỉ : 02
Tổng
số tiết học (tính theo giờ chuẩn) :
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Bài tập
|
Seminar
|
30
|
16
|
14
|
0
|
0
|
1. Mục tiêu môn học/ học phần:
-
Trình bày được đại cương về alcaloid: định nghĩa, cấu trúc hoá học, phân loại,
tính chất, định tính, định lượng, phương pháp chiết xuất, tác dụng, công dụng.
- Trình bày được đại cương về tinh dầu: định nghĩa, cấu trúc hoá học, phân loại, tính chất, định tính, định lượng, phương pháp chế tạo, tác dụng, ứng dụng.
-
Trình bày được tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, bộ
phận dùng, thành phần hoá học chính, phương pháp kiểm nghiệm, công dụng của một
số cây thuốc hoặc vị dược liệu có chứa các hợp chất trên.
- Thực hành được các kỹ năng: nhận thức và hướng dẫn sử dụng 60 dược liệu thường dùng; nhận biết một số đặc điểm hiển vi thường gặp của dược liệu; định tính, định lượng alcaloid và tinh dầu trong dược liệu.
2. Học phần tiên quyết :
Thực vật
3. Mô tả môn học/ học phần :
Học phần gồm 2 phần :
- Phần lý thuyết cung cấp cho sinh viên các kiến
thức về các nhóm hợp chất alcaloid và tinh dầu trong dược liệu.
-
Phần thực hành gồm 7 bài thực tập, cung cấp cho sinh viên các kỹ
năng thực hành về: nhận thức và hướng dẫn sử dụng 60 dược liệu thường dùng; nhận biết một số đặc điểm hiển vi thường gặp của dược liệu là vỏ thân, quả, hạt, bộ phận trên mặt đất; định tính, định lượng alcaloid và tinh dầu trong dược liệu.
4. Cách lượng giá học phần:
-
Kiểm tra thường xuyên: 1 bài
- Đánh giá lấy điểm thực tập: 3 bài ngẫu nhiên trong 7
bài. Lượng giá thực hành: kiến thức - thái độ - kết quả (20%-20%-60%).
- Thi hết học phần : Thi trắc nghiệm trên máy tính.
5. Cách tính điểm:
- Điểm kiểm tra thường xuyên :
10%
- Thực hành : 25%
- Thi hết học phần : 65%
6. Tài liệu
học tập:
-
Phạm Thanh Kỳ (2015), Dược liệu học, tập 2, NXB Y học.
7.
Tài liệu tham khảo chính:
-
Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam, NXB Y học.
- Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II, NXB Khoa học
và kỹ thuật