THÔNG TIN ĐƠN VỊ - THÔNG TIN ĐƠN VỊ - Cổng thông tin Đại Học Dược

THÔNG TIN ĐƠN VỊ (07/01/2014)

1. Thông tin giao dịch của ​đơn vị

Tên đơn vị:           Bộ môn Dược liệu

Tên tiếng Anh:       Department of Pharmacognosy

Điện thoại:             0243.9330236                              

Email: bm.duoclieu@hup.edu.vn

Trưởng bộ môn:      PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng​

Điện thoại:             0988181338                               Email: hangminhanh@gmail.com, hangnt@hup.edu.vn

2. Quá trình hình thành và phát triển

Bộ môn Dược liệu có tiền thân là Bộ môn Dược liệu – Dược lý được thành lập ngày 8/6/1939 theo nghị định của Toàn quyền J. Brévié, trực thuộc trường đại học Y Dược Đông Dương. Năm 1940, bộ môn Dược liệu được tách khỏi bộ môn Dược lý để thành bộ môn độc lập. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau khi tách trường môn Dược liệu vẫn được duy trì giảng dạy.

Các trưởng bộ môn giai đoạn đó là De Fenis de Lacombe, GS. Franck Guichard (1939), GS. P. Bonnet (1942), DS. Nguyễn Tiến Quang (1945), DS. André Foucaud (1948).

Ngày 26 tháng 12 năm 1966, bộ môn Dược liệu được thành lập theo quyết định số 1060/BYT-QĐ và được chia thành 3 tổ: Tổ Nuôi - Trồng dược liệu, tổ Chế biến dược liệu và tổ Kiểm nghiệm dược liệu.
Năm 1971, theo quyết định số 453/DK do Hiệu trưởng trường đại học Dược khoa Hà Nội ký, 3 tổ nói trên được sát nhập lại thành bộ môn dược liệu.

Năm 1977, bộ môn Dược liệu lại chia thành 3 tổ: Tổ nuôi trồng dược liệu, tổ chế biến dược liệu, tổ kiểm nghiệm dược liệu.

Năm 1990, tổ Chế biến dược liệu được tách khỏi bộ môn Dược liệu và thành tổ môn Dược học cổ truyền. Từ đó đến nay, bộ môn Dược liệu ổn định cơ cấu tổ chức, tập trung và công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.  

3. Các hình thức thi đua, khen thưởng đã đạt được

Danh hiệu Tổ lao động XHCN 4 năm liền (1973, 1974, 1975, 1976).

Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc các năm học 2010 - 2011, 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018, 2018 - 2019, 2019 - 2020 và 2020 - 2021.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế các năm học 2014 - 2015, 2016 - 2017, 2019 - 2020, 2020 - 2021.

4. Trưởng và Phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ

4.1. Trưởng bộ môn qua các thời kỳ

 

 
 

  

 

GS. TSKH. Đỗ Tất Lợi

(1965 -1977)

GS. Vũ Ngọc Lộ

(1977 - 1995)

 

 

 

 

 

GS. TS. Phạm Thanh Kỳ

(1995 - 2007)

 

PGS. TS. Nguyễn Viết Thân

(2007 - 2016)

PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng

(2016 - nay)

 

 

4.2. Phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ

GS. TS. Phạm Thanh Kỳ (1983-1995)

TSKH. Trần Văn Thanh (1995- 2006)

PGS. TS. Nguyễn Viết Thân (2006-2007)

PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng (từ 2008 đến 2016).

TS. Nguyễn Quỳnh Chi (từ 2016 đến nay)

5. Cán bộ, viên chức hiện nay


 ​

​​​
PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
Giảng viên cao cấp,
Nguyên Trưởng bộ môn

PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng
Giảng viên cao cấp,
Trưởng bộ môn
 
TS. Nguyễn Quỳnh Chi
Giảng viên chính, giáo vụ đại học, Phó Trưởng bộ môn​
 
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
Giảng viên cao cấp, giáo vụ Sau đại học 

TS. Phạm Tuấn Anh
Giảng viên, giáo tài
 

ThS. Thân Thị Kiều My​
Giảng viên
ThS. Lê Thanh Bình
Giảng viên
DS. Nguyễn Thanh Tùng
Giảng viên

ThS. Nguyễn Văn Phương
Giảng viên

DS. Doãn Thị Thu Thủy

     Kỹ thuật viên​

 ​ DS. Nguyễn Văn Hòa

 Kỹ thuật viên



DS. Lê Trọng Hoàng  

  Kỹ thuật viên​


DS. Nguyễn Đức Hạnh

    Kỹ thuật viên

 
 
 
 

  

6. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

6. 1. Chức năng

Bộ môn Dược liệu có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Dược liệu, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn về Dược liệu. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.

6.2. Nhiệm vụ

6.2.1. Hoạt động đào tạo

* Bộ môn được phân công giảng dạy các môn học:

 - Dược liệu 1, Dược liệu 2, Chuyên đề tự chọn cho các hệ đào tạo: đại học chính quy, đại học văn bằng hai 

- Phương pháp nghiên cứu cây thuốc, Kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm dược liệu, Nguồn dược liệu có giá trị khai thác ở Việt Nam cho lớp định hướng Dược liệu - Dược học cổ truyền.

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng dược liệu cho hệ đào tạo cao học và chuyên khoa I; Kiểm nghiệm dược liệu, Kiểm nghiệm một số chế phẩm có nguồn gốc dược liệu, Phân lập hợp chất tự nhiên, Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dược liệu và Một số kỹ thuật hiển vi trong nghiên cứu dược liệu cho hệ đào tạo cao học.

- Phương pháp nghiên cứu phát triển thuốc từ dược liệu, Phương pháp tổng quan hệ thống trong nghiên cứu cây thuốc, Sàng lọc định hướng sinh học trong nghiên cứu phát triển thuốc từ dược liệu cho hệ đào tạo Tiến sĩ.

* Nhiệm vụ:

- Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các hệ đào tạo.

- Đề xuất, biên soạn, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập, bài giảng liên quan đến các môn học của bộ môn.

 - Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ trong chương trình, kế hoạch đã được nhà trường phê duyệt.

 - Hướng dẫn chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.

 - Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Tổ chức dự giờ giảng của giảng viên, lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên.

- Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá, quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.

- Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.

6.2.2. Hoạt động khoa học công nghệ

- Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì đề tài khoa học phù hợp với phương hướng học thuật của bộ môn. Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt.

- Tổ chức hội nghị khoa học của bộ môn, tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học của trường, trong nước và nước ngoài.

- Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội theo kế hoạch của nhà trường.

6.2.3. Nhiệm vụ khác

Tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường, của ngành. Tham gia các hoạt động đoàn thể, các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.

7. Phân công nhiệm vụ CBVC trong đơn vị


 

 

Các tin đã đưa ngày: