Hội nghị khoa học bộ môn Dược liệu 2011 - Nghiên cứu khoa học - Cổng thông tin Đại Học Dược

Hội nghị khoa học bộ môn Dược liệu 2011 (26/10/2011)

HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011
 
            Theo sự chỉ đạo của nhà trường, Bộ môn Dược liệu đã tổ chức hội nghị khoa học công nghệ của bộ môn vào hồi 8h30 ngày 12 tháng 8 năm 2011 tại phòng Hội đồng – Trường đại học Dược Hà nội.
            Tham dự hội nghị, ngoài các giảng viên, cán bộ của bộ môn còn có các thầy cô giáo nguyên là giảng viên của bộ môn đã nghỉ hưu, các cán bộ cơ quan công tác về lĩnh vực dược liệu như Viện Dược liệu, Học viện y dược cổ truyền Việt nam, Cục quản lý dược, Trường cao đẳng y tế Phú Thọ, Doanh nghiệp tư nhân Vườn Thương – Đà lạt và đông đảo sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên đang học tập và nghiên cứu tại bộ môn Dược liệu.
            Hội nghị đã nghe các báo cáo về lịch sử bộ môn dược liệu, tổng kết công tác NCKH và đào tạo của bộ môn, các báo cáo về sự phát hiện, tác dụng, trồng trọt, kiểm nghiệm Sâm ngọc linh và một số báo cáo khác.
            Các báo cáo tại hội nghị đã được tập hợp thành kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ và in tại Nhà xuất bản y học, giấy phép xuất bản số 38-2011/CXB/310-191/YH, quyết định xuất bản số 290/QD-YH ngày 28 tháng 7 năm 2011.
            Danh sách báo cáo được Hội nghị đề nghị tham gia Hội nghị KHCN của trường đại học Dược Hà nội vào tháng 10/2011 là:

1. Thái Nguyễn Hùng Thu, Nguyễn Thị Minh Phương, Trần Điểm Anh, Hồ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thái An : Sơ bộ nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Gạo (Bombax malabaricum DC họ Gạo Bombacaceae)
2. Nguyễn Thu Hằng, Phùng Thị Hảo, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Kim Tuyến : Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của tơ hồng vàng ký sinh trên một số cây chủ khác nhau.
3. Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Viết Thân, Nguyễn Duy Thuần, Phan Văn Kiệm : Các flavonoid từ lá cây Ngoi Solanum erianthum D.Don
4. Lê Thanh Bình, Nông Thị Anh Thư, Phan Thị Dung, Nguyễn Viết Thân, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Tiến Phượng : Nghiên cứu sử dụng chất nhuộm màu có nguồn gốc thiên nhiên từ kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc.
5. Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ : Phân lập và xác định cấu trúc trans-phytol và α-tocopherolquinon từ tầm gửi Taxillus chinensis (DC) Dans sống trên cây Gạo.
6. Nguyễn Quỳnh Chi, Nguyễn Thu Hằng, Đinh Đại Độ, Đào Thị Vui, Nguyễn Hoàng Anh, Trần Thế Bách : Triển khai mô hình gây co thắt cơ trơn phế quản tại chỗ trên chuột lang và áp dụng nghiên cứu tác dụng của cây Xấu hổ (Mimosa pudica L. Mimosaceae)
                                                                                  
                                              Hà nội ngày 20 tháng 8 năm 2011
                        

Các tin đã đưa ngày: