ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT CÁC HỌC PHẦN ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ
Trình độ Đại học
DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Bộ môn giảng dạy chính: Dược học cổ truyền
Bộ môn phối hợp: Không
Đối tượng giảng dạy: Sinh viên đại học hệ chính quy
Số tín chỉ: 03
Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):
Tổng số Lý thuyết Thực hành Bài tập Seminar
45 29 10 0 6
1. Mục tiêu môn học/ học phần:
Sau khi học xong học phần, sinh viên có khả năng
- Trình bày được các nội dung cơ bản của các học thuyết: âm dương, ngũ hành, tạng
tượng và vận dụng các học thuyết đó trong chế biến, sử dụng thuốc.
- Trình bày được các khái niệm và nội dung cơ bản liên quan đến sử dụng thuốc cổ
truyền: bát cương, bát pháp, nguyên nhân gây bệnh, phép tắc trị bệnh.
- Trình bày được các đặc trưng cơ bản của thuốc cổ truyền: tứ khí, ngũ vị, khuynh
hướng tác dụng của thuốc, tương tác thuốc; và tính vị, công năng, chủ trị, kiêng kỵ, chú
ý khi sử dụng của 120 vị thuốc trong 15 nhóm thuốc.
- Trình bày được các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền và quy trình chế biến một
số vị thuốc: phụ tử, mã tiền, hà thủ ô đỏ, hương phụ, bán hạ, sinh địa-thục địa.
- Chế biến được một số vị thuốc cổ truyền theo phương pháp sao, trích; so sánh thành
phần hóa học của vị thuốc trước và sau chế biến.
- Vận dụng được các nội dung cơ bản nêu trên để phân tích, hướng dẫn sử dụng thuốc
cổ truyền trong một số tình huống chứng/bệnh cụ thể.
2. Mô tả môn học/ học phần:
Môn học dược học cổ truyền cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về lý
luận cơ bản y dược học cổ truyền một số khái niệm cơ bản liên quan đến sử dụng thuốc
theo nguyên lý y dược học cổ truyền; đặc trưng của vị thuốc cổ truyền (tính, vị, quy
kinh, khuynh hướng tác dụng và tương tác thuốc); đặc điểm tính vị, công năng chủ trị,
chú ý khi sử dụng chung của các nhóm thuốc cổ truyền và các vị thuốc; các phương
pháp cơ bản chế biến thuốc cổ truyền và một số quy trình chế biến vị thuốc. Phần thực
hành giúp người học chế biến được một số vị thuốc theo phương pháp cổ truyền và
phân tích, hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền trong một số tình huống cụ thể.
3. Cách lượng giá học phần:
- Kiểm tra thường xuyên (1 bài không báo trước)
- Đánh giá lấy điểm thực hành: Đánh giá từng bài đạt/không đạt, trong đó đánh giá
ngẫu nhiên lấy điểm 1 trong 5 bài thực hành (theo nhóm). Phần seminar đánh giá từng
bài đạt/không đạt (theo nhóm).
- Thi hết học phần: 90 phút tự luận hoặc 45 phút trắc nghiệm trên máy tính, không sử
dụng tài liệu.
4. Cách tính điểm:
- Điểm kiểm tra thường xuyên: 10%
- Thực hành: 20%
- Thi hết học phần: 70 %
5. Tài liệu học tập:
- Trường Đại học Dược Hà Nội (2014), Dược học cổ truyền, NXB Y học.
6. Tài liệu tham khảo chính:
- Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học.
- Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học.
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2008), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, NXB Y học
- Nguyễn Bá Tĩnh (2007), Tuệ Tĩnh toàn tập, NXB Y học.
- Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1, 2
- Bùi Hồng Cường, Phùng Hoà Bình, Nguyễn Trọng Thông (2010), Phụ tử - vị thuốc
quý và phương pháp chế biến an toàn, hiệu quả, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
- Chinese Pharmacopoeia Commission (2005), Pharmacopoeia of the people’s republic
of China.