Thông tin đơn vị - THÔNG TIN ĐƠN VỊ - Cổng thông tin Đại Học Dược

Thông tin đơn vị (01/01/2022)

BỘ MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
 
1. Thông tin giao dịch của đơn vị:
Tên:                             Bộ môn Dược học cổ truyền
Tên tiếng Anh:            Department of Traditional Pharmacy 
Điện thoại:                  (84) 2439330523                       Fax: Không có
Email:                         BM.duochoccotruyen@hup.edu.vn      Website: www.hup.edu.vn
Trưởng đơn vị:            PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Email:                          tuyennm@hup.edu.vn
 
2. Quá trình hình thành và phát triển:
Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 285/1998/QĐ-BYT, ngày 11/2/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế từ tiền thân là Tổ Chế biến dược liệu, thuộc Bộ môn Dược liệu.
 
Một số thành tích nổi bật
* Đào tạo:
Tính đến nay, Bộ môn dược học cổ truyền đã tổ chức giảng dạy môn học Dược học cổ truyền cho nhiều khóa sinh viên, xây dựng và tổ chức giảng dạy một số môn học mới như Dược lý dược học cổ truyền, Phương dược, Bệnh học Y học cổ truyền cho sinh viên định hướng chuyên ngành; các chuyên đề cho học viên Sau đại học như: Sử dụng thuốc cổ truyền an toàn, hiệu quả theo hướng hiện đại, Thiết kế phương thuốc, Dạng bào chế của thuốc cổ truyền, Thực hành chế biến thuốc cổ truyền, Thảo dược trị liệu…
Bộ môn đã trực tiếp hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn khoảng 700 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, 30 Dược sỹ Chuyên khoa cấp I, 68 Thạc sỹ và 10 Tiến sỹ Y Dược học.
Biên soạn giáo trình:
Bộ môn đã chủ trì biên soạn giáo trình Dược học cổ truyền được Bộ Y tế sử dụng làm tài liệu chính thức giảng dạy trong các trường đào tạo Dược sỹ. Ngoài ra, bộ môn còn biên soạn một số tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn khác hay biên dịch một số tài liệu từ tiếng nước ngoài khác.
 
* Nghiên cứu khoa học:
Các viên chức trong bộ môn đã chủ trì và tham gia 6 đề tài/dự án cấp Nhà nước; 15 đề tài cấp Bộ và tương đương; 29 đề tài cấp Cơ sở, có khoảng 300 bài báo được công bố trên các Tạp chí khoa học trong và ngoài nước hay các Hội nghị khoa học.
Các lĩnh vực nghiên cứu chính:  Nghiên cứu cây thuốc; Nghiên cứu bài thuốc; Nghiên cứu chế biến thuốc theo phương pháp cổ truyền và Nghiên cứu hiện đại hóa thuốc cổ truyền. 
 
3. Các hình thức thi đua, khen thưởng đã đạt được
Hình thức khen thưởng
Năm
 Hình thức khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết
          định khen thưởng;
      cơ quan ban hành quyết định
​2021 ​Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch Nước.  QĐ số 1522/QĐ-CTN, ngày 23/8/2021
2014
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
QĐ số 470/QĐ-TTg, ngày 02/04/2014
​2020 ​​Bằng khen của Bộ Y tế ​​QĐ số 4792/QĐ-BYT, ngày 18/11/2020 của Bộ Y tế
​2018 ​Bằng khen của Bộ Y tế ​QĐ số 5934/QĐ-BYT, ngày 01/10/2018 của Bộ Y tế
2016 Bằng khen của Bộ Y tế QĐ số 5124/QĐ-BYT, ngày 22/9/2016 của Bộ Y tế
2016
Bằng khen của Bộ Y tế
QĐ số 1848/QĐ-BYT ngày 16/5/2016 của Bộ Y tế
2011
Bằng khen của Bộ Y tế
QĐ số 3381/QĐ-BYT ngày 16/9/2011 của Bộ Y tế
​​2006 Bằng khen của Bộ Y tế QĐ số 923/QĐ –BYT ngày 15/3/2006 của Bộ Y tế
​2020 ​Bằng khen của TW Hội Đông y Việt Nam ​QĐ số 1040/QĐ –HĐY ngày 10/10/2020 củaTW Hội Đông y Việt Nam​
​2016 ​​Bằng khen của TW Hội Đông y Việt Nam ​​QĐ số 770/QĐ –HĐY ngày 20/01/2017 củaTW Hội Đông y Việt Nam
 

Danh hiệu thi đua

 Năm học

   Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết

   định công nhận danh hiệu thi

   đua; cơ quan ban hành quyết

                          định

​2020-2021 ​TT lao động xut sc ​​QĐ s 04 /QĐ -BYT ngày
     4/01/2021 của Bộ Y tế

2019-2020

TT lao động xut sc

QĐ s 04 /QĐ -BYT ngày
     4/01/2020 của Bộ Y tế

 

 

 

2018-2019

TT lao động xut sc

QĐ s 4476 /QĐ -BYT ngày
     30/9/2019 của Bộ Y tế

2016-2017

TT Lao động xut sc

QĐ số 4785 /QĐ BYT ngày

     24/10/2017 của Bộ Y tế

2015-2016

TT Lao động xuất sắc

QĐ số 6262 /QĐ –BYT ngày

     20/10/2016 của Bộ Y tế

​​2014-2015

TT Lao động xut sc

QĐ số 5594/QĐ-BYT    ngày
      30/12/2015 của Bộ Y tế

4. Trưởng Bộ môn và Phó trưởng đơn vị qua các thời kỳ
Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ:
 
Chú Sinh.png 
Chú Điền.png 
Chú Bình.png 
GS.TS.
Phạm Xuân Sinh
          (1988-2008)
PGS.TS.
Vũ Văn Điền
          (2008-2011)
PGS.TS.
Phùng Hòa Bình
           (2011-2014)
 
 
 
 
A Tuyển.png 
 
 
PGS.TS.
Nguyễn Mạnh Tuyển
(1/2015-nay)
 
 
Phó trưởng Bộ môn qua các thời kỳ:
 
- PGS.TS. Vũ Văn Điền:                   2006 - 2008
- PGS.TS. Phùng Hòa Bình:              2008 - 2011
- PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển:       2011– 2014
PGS.TS. Bùi Hồng Cường:              6/2016-nay
 
5. Cán bộ, viên chức hiện nay:
Giảng viên cơ hữu:
TT
                Họ và tên
      Chức nhiệm
1
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Trưởng bộ môn
Giảng viên cao cấp
2
PGS.​TS. Bùi Hồn​g Cường
Phó trưởng bộ môn
Giảng viên cao cấp
3
TS. Đào Thị Thanh Hiền
Giảng viên chính ( tạm nghỉ không lương từ 01/2022)
4
TS. Hà Vân Oanh
Giảng viên
5
ThS. Phạm Thái Hà Văn
Giảng viên
6
TS. Chử Thị Thanh Huyền
Giảng viên
7
DS. Bùi Thị Thúy
Kỹ thuật viên
8
CN. Trí Quỳnh Anh
Kỹ thuật viên
 
Giảng viên thỉnh giảng:
TT

                Họ và tên

Đơn vị công tác hiện tại

1

PGS. TS. Phùng Hòa Bình

Nguyên Trưởng bộ môn

2

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Trưởng Khoa Đông Y, Bệnh viện TW Quân đội 108

​​3

​TS. Nguyễn Thế Hùng

Bộ Khoa học Công nghệ

4

TS. Nguyễn Hữu Tùng

Khoa Y Dược-  ĐH​ Quốc gia

5

PGS.TS. Đỗ Thị Hà

Viện Dược liệu

6

TS. Nguyễn Thế Tài

Viện Dược liệu

7

TS.Lê Thị Xoan

Viện Dược liệu

 
A Tuyển.png 
 
A Cường.png 
PGS. TS.
Nguyễn Mạnh Tuyển
Trưởng bộ môn
 
PGS.TS.
Bùi Hồng Cường
Phó trưởng bộ môn
Giáo vụ Bộ môn
 
 
 
C Hiền.png 
C Oanh.png 
Thanh Huyền.jpg 
TS.
Đào Thị Thanh Hiền
Giảng viên chính
TS.
Hà Vân Oanh
Giảng viên

TS.
Chử Thị Thanh Huyền
Giảng viên
 
 
 


 
Thúy.jpg 
Quỳnh Anh.jpg 
ThS.
Phạm Thái Hà Văn Giảng viên
Giáo tài Bộ môn
Quản lý phòng máy
DS.
Bùi Thị Thúy
Kỹ thuật viên
CN. 
Trí Quỳnh Anh
Kỹ thuật viên
 
6. Chức năng nhiệm vụ được giao
6.1. Chức năng:
       Bộ môn Dược học cổ truyền có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Dược học cổ truyền, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn về Dược học cổ truyền. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.
6.2. Nhiệm vụ
* Hoạt động đào tạo:
- Tổ chức giảng dạy các môn học theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt cho các đối tượng tương ứng của các trình độ đào tạo Đại học và Sau đại học đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
- Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các hệ đào tạo. 
- Đề xuất, biên soạn, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập, bài giảng môn Dược học cổ truyền.
- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch giảng dạy Dược học cổ truyền: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ.
- Hướng dẫn chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.
 - Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Tổ chức dự giờ giảng của giảng viên, lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên.
- Đánh giá kết quả học tập của người học theo quy chế hiện hành: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tiếp cận các phương pháp đánh giá tiên tiến đảm bảo chính xác khách quan, tổ chức đánh giá, quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.
- Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.
* Hoạt động khoa học và công nghệ:
- Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì đề tài khoa học phù hợp với phương hướng học thuật của bộ môn. Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt.
- Tổ chức hội nghị khoa học của bộ môn, tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học của trường, trong nước và nước ngoài.
- Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.
* Nhiệm vụ khác:
- Tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường, của ngành.
- Tham gia các hoạt động đoàn thể, các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
- Tham gia thẩm định hồ sơ đăng kí thuốc Y học cổ truyền.
- Quản lý đơn vị: Giao ban bộ môn hàng tuần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong quá trình giảng dạy. Phân công quản lý theo mảng công việc (giáo vụ, giáo tài ...). Có kế hoạch phân công giảng dạy cụ thể cho các giảng viên, kỹ thuật viên và theo dõi tiến độ thực hiện.
- Xây dựng và phát triển phương hướng học thuật, quy hoạch phát triển dài hạn của bộ môn, xây dựng bộ môn vững mạnh về mọi mặt.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức của bộ môn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ngoại ngữ, tin học,... Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của bộ môn.
Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, bộ môn.
 
6.3. Các hoạt động chuyên môn khác khác
- Tham gia thỉnh giảng môn học Dược cổ truyền cho sinh viên đại học và sau đại học của Học viện Quân y, Học viện YDHCT Việt Nam, Hội Đông y, Viện YHCT Bộ Công an. Tham gia Ban chấp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Ban chấp hành Hội Y học cổ truyền Trường đại học Dược Hà Nội. Tham gia Hội đồng thẩm định thuốc Bộ Y tế.
- Giảng dạy môn học Dược học cổ truyền cho sinh viên nước ngoài: sinh viên Thái Lan (2007 đến nay), sinh viên Pháp (2009 đến nay)…  
 
7. Phân công nhiệm vụ CBVC trong đơn vị
7.1. Trưởng bộ môn: 
Quản lý và điều hành hoạt động chung của bộ môn theo chức năng nhiệm vụ được giao
 - Chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lý bộ môn.
 - Quyết định về nội dung giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, phân công giảng dạy của các bậc học liên quan đến bộ môn trên cơ sở đề cương chi tiết môn học đã được nhà trường phê duyệt.
 - Định hướng học thuật, nghiên cứu của bộ môn.
- Phê duyệt tất cả văn bản của bộ môn trước khi trình lên ban giám hiệu nhà trường, hoặc trước khi gửi đến các phòng ban liên quan trong trường.
- Tư vấn cho hiệu trưởng về việc giải quyết cho cán bộ đi học tập chuyên môn hoặc dự các lớp tập huấn theo chương trình nhà trường với các mức độ khác nhau (thời gian, bậc học).
- Tham gia các công việc của trường khi ban giám hiệu quyết định.

7.2. Phó trưởng bộ môn: 
Giúp trưởng bộ môn quản lý và điều hành các hoạt động của Bộ môn, được uỷ quyền quản lý khi Trưởng Bộ môn vắng mặt. Trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ của Giáo vụ đại học.

7.3. Giáo vụ bộ môn: 
- Giáo vụ đại học: 
+ Nhận kế hoạch giảng dạy từ phòng đào tạo
+ Xây dựng dự thảo: kế hoạch giảng dạy, phân công giảng dạy trình Trưởng bộ môn phê duyệt; tổ chức chấm thi; lên bảng điểm thi, thông báo điểm thi cho sinh viên.
+ Báo điểm thi về phòng đào tạo sau khi trưởng bộ môn phê duyệt.
+ Tư vấn cho trưởng bộ môn về lĩnh vực giảng dạy: Kế hoạch giảng dạy;  Nội dung giảng dạy; Phân công lịch giảng dạy; Lập kế hoạch và nội dung thực tập đại học và cao đẳng.
+ Phối hợp với Giáo tài Bộ môn và Kỹ thuật viên Bộ môn trong việc chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, dung môi, trang thiết bị… để phục vụ thực tập đại học, cao đẳng kịp thời, đảm bảo chất lượng. 
 - Giáo vụ sau đại học:
+ Nhận kế hoạch giảng dạy từ phòng sau đại học
+ Xây dựng dự thảo: kế hoạch giảng dạy, phân công giảng dạy trình Trưởng bộ môn phê duyệt; tổ chức chấm thi; lên bảng điểm thi, thông báo điểm thi cho học viên.
+ Báo điểm thi về phòng sau đại học sau khi trưởng bộ môn phê duyệt.
+Tư vấn cho trưởng bộ môn về lĩnh vực giảng dạy: Kế hoạch giảng dạy;  Nội dung giảng dạy; Phân công lịch giảng dạy; Lập kế hoạch và nội dung thực tập sau đại học.
+ Phối hợp với Giáo tài Bộ môn và Kỹ thuật viên Bộ môn trong việc chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, dung môi, trang thiết bị… để phục vụ thực tập sau đại học kịp thời, đảm bảo chất lượng. 

7.4.Giáo tài bộ môn:
 - Thực hiện nhiệm vụ của Giáo tài Bộ môn theo quy định. Chịu trách nhiệm về việc quản lý về trang thiết bị vật tư, cơ sở vật chất (phòng làm việc, phòng nghiên cứu, phòng bếp)…
- Lập dự trù hàng năm về: Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, dược liệu và các nguyên vật liệu khác. 
- Phối hợp với Giáo vụ và Kỹ thuật viên Bộ môn trong việc lập dự trù hóa chất, dược liệu thực tập để triển khai thực tập cho sinh viên đảm bảo đúng kế hoạch, có chất lượng, hiệu quả.
- Tổ chức tiếp nhận hoặc bàn giao các thiết bị, máy, dụng cụ, hóa chất, dược liệu và các nguyên vật liệu khác.
- Lập văn bản thanh lý về thiết bị, máy, thiết bị, công cụ hư hỏng…
- Theo dõi về cơ sở vật chất: nhà, phòng làm việc, trang thiết bị khác; đề xuất hướng sửa chữa, thay thế, bổ sung và lập văn bản đề nghị ban giám hiệu, phòng Quản trị hoặc Vật tư và Trang thiết bị sửa chữa, thanh lý, mua sắm theo quy định.
- Lập báo cáo hiện trạng trang thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ… hàng năm đến Trưởng bộ môn để nắm được hiện trạng và có định hướng phù hợp.
 
7.5. Viên chức quản lý phòng máy:
- Biên soạn nội quy phòng máy.
- Biên soạn hoặc đề nghị phòng Vật tư và Trang thiết bị, đơn vị cung cấp máy cung cấp đầy đủ quy trình sử dụng máy.
- Giám sát, nhắc nhở người nghiên cứu thực hiện đúng quy trình sử dụng máy.
- Giám sát việc ghi nhật ký sử dụng máy theo quy định.
- Lập báo cáo thực trạng máy, dự trù các nguyên vật liệu cần thiết để vận hành máy, bổ sung thiếu hụt hoặc sửa chữa… chuyển Giáo tài Bộ môn thực hiện theo quy định.
- Bảo quản máy: đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm phòng máy đúng yêu cầu kỹ thuật; mỗi máy đều phủ vải chống bụi;; tổ chức bảo dưỡng, vệ sinh máy máy định kỳ.
- Đảm bảo vệ sinh sạch, gọn gàng, ngăn nắp 

7.6. Giảng viên:
- Giảng dạy các hệ đào tạo theo sự phân công của bộ môn.
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng bộ môn.

7.7. Kỹ thuật viên:
- Hướng dẫn thực hành cho các hệ đào tạo; tham gia công tác quản lý sinh viên, học viên trong giờ học thực hành.
- Chịu trách nhiệm chính về vệ sinh, đảm bảo an toàn lao động, bố trí dụng cụ, trang thiết bị gọn gàng, ngăn nắp theo nội dung, khu vực được phân công:
- Đảm bảo an toàn cháy nổ: kiểm tra thời hạn sử dụng bình cứu hỏa, đổi bình cứu hỏa khi quá hạn dùng.
- Tủ thuốc cấp cứu: đủ chủng loại thuốc cấp cứu theo hướng dẫn, quy định của trường. 
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định;
- Phối hợp với Giáo tài Bộ môn trong việc dự trù trang thiết bị, nguyên liệu, hóa chất, dung môi, dược liệu… phục vụ thực tập.
- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học…
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Bộ môn.
 

Các tin đã đưa ngày: